»

Chủ nhật, 19/01/2025, 08:11:00 AM (GMT+7)

Cổ tích cải biên: Vết dằm nhức nhối

(11:18:28 AM 25/10/2012)
(Tin Môi Trường) - Bộ truyện tranh cổ tích Việt Nam cải biên đã để lại những hệ lụy không nhỏ cho thị trường sách và cả sự lệch lạc trong nhận thức của thế hệ trẻ nhưng không được cơ quan chức năng ngăn chặn

 


Một số hình ảnh và nội dung truyện cổ tích cải biên

 

Việc truyện cổ tích được làm mới với ngôn ngữ hiện đại, nhí nhố, nhân vật hài hước, “xì-teen”, cách ăn nói ứng xử lệch lạc, đi ngược với những giá trị truyền thống… một dạo đã rộ lên làn sóng lên án, phản đối của độc giả và trên các phương tiện truyền thông (Báo Người Lao Động đã từng có loạt bài phản ánh Sách đen bao vây trẻ em). Nhưng mới đây, dư luận râm ran trở lại khi trên các trang mạng xuất hiện nhiều hình ảnh, lời thoại vô cùng đáng lo ngại từ truyện cổ tích cải biên này.

 

Đừng tưởng ngưng phát hành là xong

 

“Tấm! Tao cấm mày xào nấm với giấm rồi cơ mà? Đầu mày có bị ấm không? Cẩn thận tao cho vài đấm”, “Tấm! Mày hâm à? Mày câm à? Sao mày đâm thủng cái mâm?”, “Kể từ ngày đó, sau mỗi bữa ăn Tấm đều lén trút một bát cơm nóng hổi vào yếm và nhảy tưng tưng ra ngoài giếng…”. . Đây là một trong những lời thoại ít phản cảm nhất kèm minh họa “gây choáng” của truyện cổ tích cải biên Tấm Cám đang “phát tán”  mạnh mẽ trở lại trên các trang mạng. Kéo theo đó, dư luận cũng điểm lại, chỉ trích những chi tiết làm mới biến dạng cổ tích trong bộ truyện đã từng được xuất bản trước đó.

 

Ông Vương Quốc Thịnh, Giám đốc Công ty Artsign - đơn vị đã sáng tạo, làm mới và cho phát hành bộ truyện tranh cổ tích cải biên này (phần 1 gồm 20 tập truyện), khẳng định  truyện tranh Tấm Cám vừa được đề cập là bài thi tốt nghiệp của một sinh viên Trường Đại học Văn Lang. “Chúng tôi không còn đầu tư cho thể loại này nữa nên không lên tiếng cải chính cho sự nhầm lẫn này của người đọc. Tuy nhiên, phải nói thêm rằng có một số vấn đề tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người. Chúng tôi vẫn hoàn toàn tin tưởng vào giá trị nhân văn của bộ sách.

 

Các tập truyện cũng đã được Sở Thông tin - Truyền thông, Cục Xuất bản kiểm duyệt mới cho phát hành. Tôi nghĩ những người chịu trách nhiệm kiểm duyệt đã rất công tâm rồi. Độc giả có những ý kiến trái chiều, nhiều người lên án nhưng chúng tôi cũng nhận được không ít thư phản hồi tích cực, đồng tình ủng hộ và khuyến khích cách làm mới” - ông Vương Quốc Thịnh nói.

 

Tuy nhiên, ngoài Tấm Cám nói trên thì những dẫn chứng của bạn đọc về cách thể hiện lời thoại “nhí nhố, khó chấp nhận” của bộ truyện tranh được Artsign phát hành chính thức cũng vô cùng phong phú. Nhiều chi tiết đã được phản ánh trong loạt bài Sách đen bao vây trẻ em trước đây cũng góp phần minh chứng rằng độc giả hoàn toàn có lý do để lên án bộ truyện cải biên không phù hợp với những chuẩn mực giá trị truyền thống này.

 

Ông Nguyễn Thế Truật,  Phó Giám đốc NXB Trẻ - đơn vị đầu tiên hợp tác với Artsign in ấn bộ truyện cổ tích cải biên, cho biết đơn vị đã ngừng hợp tác từ năm 2010. Sau này, Artsign phối hợp với NXB Giáo dục và Công ty Cổ phần Đầu tư Phương Nam thực hiện tiếp nhưng cũng không đạt kết quả khả quan, lại bị dư luận lên án. Ông Vương Quốc Thịnh cho biết sau đó đơn vị cũng không tiếp tục phát hành bộ truyện này.

 

Nhưng không phải ngưng phát hành là xong, sự lan truyền trên mạng là một minh chứng.

 

Không bị thu hồi mới lạ!

 

Xôn xao không kém trong thời gian gần đây là bài văn hóa thân vào nhân vật Cám kể lại câu chuyện cổ tích này, được một học sinh thể hiện bằng ngôn ngữ “rất gần” với truyện tranh cải biên: “Đang chơi hội vua ban lệnh thử giày, mẹ và tôi cùng thử nhưng giày con nào mà bé thế, bố tao cũng không ních vào được… Đến ngày giỗ  bố nó cũng biết đường vác mặt mà về. Bây giờ oai như cóc rồi, bà sẽ cho mày một phen”. 

 

Truyện ma kinh dị, game bạo lực đã ảnh hưởng rất rõ, chi phối lối sống của một bộ phận giới trẻ ngày nay. Ai nói rằng cổ tích làm mới, hài hước chọc độc giả cười nhưng ngôn ngữ “gây sốc” ấy lại không để lại hệ lụy cho những nhận thức lệch lạc trong suy nghĩ, tâm hồn của độc giả ở lứa tuổi thanh thiếu niên? Mọi nỗ lực sáng tạo luôn được khuyến khích nhưng nếu đó là sự dễ dãi, làm biến dạng các giá trị thì cần phải xem lại.

 

Mai An Tiêm bán dưa hấu nói với khách: “Hàng hiếm mà ông anh!”, công chúa con vua Thủy Tề gọi Thạch Sanh “anh đẹp trai gì ơi”, Lang Liêu tham gia cuộc thi Vào bếp với người nổi tiếng để làm món ăn dâng vua Hùng… Có nhìn ở góc độ chia sẻ với “nỗ lực làm mới” của đơn vị làm sách thế nào cũng không chấp nhận được cuộc cải biên quá lố đến như thế.

 

Theo đại diện Công ty Phát hành sách TPHCM (FAHASA), ngay khi dư luận lên tiếng phản đối bộ truyện vào năm 2010, đơn vị đã trả toàn bộ các bản sách về cho đơn vị sản xuất. Ông Vương Quốc Thịnh vẫn cho rằng bộ truyện có đầu ra khá tốt, hiện tại đã bán hết trên thị trường.

 

Nếu so với Sát thủ đầu mưng mủ - đã phải tạm thu hồi vì áp lực dư luận trước đây -  thì những ảnh hưởng, hệ lụy của bộ truyện tranh cổ tích cải biên còn hơn gấp nhiều lần.

 

Bà Nguyễn Lệ Chi, Giám đốc Công ty Chibooks, lên tiếng: “Mỗi thể loại sách đều hướng phục vụ cho một đối tượng nhất định. Luật Xuất bản đến nay vẫn có những quy định, tiêu chí cụ thể về việc thu hồi một đầu sách nhưng tôi cho rằng với một xuất bản phẩm sai lệch giá trị truyền thống, ảnh hưởng đến nhận thức thế hệ thì thu hồi là điều cần làm”.

(Nguồn: TIỂU QUYÊN/NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cổ tích cải biên: Vết dằm nhức nhối

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI