»

Chủ nhật, 19/01/2025, 12:36:45 PM (GMT+7)

Chuyện quản lý: Công trình cấp nước bỏ hoang, người dân thiếu nước trầm trọng

(16:46:52 PM 16/05/2015)
(Tin Môi Trường) - Công trình cấp nước tập trung tại thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, được đầu tư hơn 7 tỷ đồng nhưng mới chạy thử được vài tháng thì ngừng hoạt động t ừ nhiều năm qua . Do không sử dụng được nên hàng nghìn người dân thị trấn Đà Bắc đang rơi vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng ngay bên công trình cấp nước hợp vệ sinh, nhất là vào mùa khô.

[-]Chuyện[-]quản[-]lý:[-]Công[-]trình[-]cấp[-]nước[-]bỏ[-]hoang,[-]người[-]dân[-]thiếu[-]nước[-]trầm[-]trọng[-]

Ảnh minh hoạ


Trong cái nắng chang chang buổi trưa hè, chị Ngô Thị Hạnh tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc, đang chờ lấy từng chút nước ít ỏi trên núi mang về nhà sinh hoạt. Chị Hạnh chia sẻ: Hiện người dân muốn có nước để sử dụng thì phải thay phiên lên mó hoặc bể chứa lấy từng ít nước để đưa về bể của gia đình. Nhưng nước ở mó cũng ít, chảy vào bể chứa thì chẳng được mấy mà thẩm thấu ra ngoài thì nhiều. Những ngày này, chúng tôi thường xuyên phải bỏ công việc thay nhau túc trực để lấy nước dùng sinh hoạt. Đặc biệt, những tháng gần đây nước khan hiếm, có gia đình thức cả đêm, hoặc giữa trưa nắng cũng phải lên mó lấy nước.


Thời điểm này cái nắng nóng của mùa hè vẫn không “nóng” bằng việc đi lấy nước để sử dụng trong sinh hoạt của người dân một số tiểu khu trên địa bàn thị trấn Đà Bắc. Mó nước ở tiểu khu Thạch Lý chảy xuống bể chứa rất ít, không thì thẩm thấu ra ngoài. Ở vũng nước nhỏ khoảng một m2 thấm từ mó ra ngoài, mặc dù nước đục, bẩn, nhưng cũng có tới vài ba đường ống nước nhỏ của các hộ dân đặt đó để lấy nước chạy thẳng về bể của nhà.


Ông Nguyễn Văn Thành, tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc, cho biết: Trước đây tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại khu vực này xảy ra thường xuyên. Các cấp, ngành chức năng đã xây dựng cho người dân một công trình nước tự chảy. Gần mười năm nay, gia đình tôi và nhiều hộ dân phải sống dựa hoàn toàn vào nguồn nước này. Tuy nhiên, hiện các bể chứa nước đã hỏng, xuống cấp. Vì vậy, nguồn nước ở trên núi chảy xuống bể chứa được bao nhiêu, gần như thấm ra ngoài hết. Để có nước sinh hoạt, hàng ngày người dân phải đi lấy từng ít một, sử dụng tiết kiệm lắm mới đủ. Đặc biệt là vào mùa khô, nước trở lên khan hiếm trầm trọng. Nhiều hộ dân khắc phục bằng cách gom tiền để đào giếng khoan, nhưng không phải nơi nào cũng đào được giếng có nước, mà có đào được giếng thì nước cũng không bảo đảm hợp vệ sinh. 


Chủ tịch UBND thị trấn Đà Bắc Nguyễn Huy Sướng cho biết, thị trấn có khoảng 5.400 nhân khẩu, trong đó có nhiều gia đình thuộc diện chuyển dân vùng hồ sông Đà. Trên địa bàn có khoảng 60% đến 70% dân số sống trong tình trạng thiếu nước, trong đó 30% dân số thiếu nước gay gắt, nhất là những tháng mùa khô, bà con phải mua nước giá cao nhưng cũng chỉ là nước giếng khoan. Tình trạng thiếu nước đang diễn ra khá gay gắt tại bốn tiểu khu là Thạch Lý, Đoàn Kết, Bờ và Liên Phương, với khoảng 600 đến 700 hộ dân sinh sống. Để có nước, nhiều hộ dân đã chung tiền đào giếng khoan, nhưng có nơi đào sâu đến 70m vẫn không tìm thấy nguồn nước. 


Để khắc phục tình trạng thiếu nước, các cấp, ngành chức năng đã đầu tư Dự án cấp nước tập trung cho thị trấn Đà Bắc bằng nguồn vốn chuyển dân vùng lòng hồ sông Đà do UBND huyện Đà Bắc làm chủ đầu tư với kinh phí hơn 7 tỷ đồng, hoàn thành năm 2007. Quá trình triển khai thực hiện, trạm cấp nước được đầu tư với một trạm bơm, giếng khoan, trạm điều hành nước, hệ thống đường ống... Nhưng do địa hình phức tạp, khoan thăm dò không chính xác và trữ lượng nước tại đó không lớn, c hỉ sau ba tháng trạm cấp nước đi vào hoạt động thì phải dừng do sập giếng khoan, nước hút từ giếng lên đen như bùn, không thể dùng được. 


Hiện nay, toàn bộ hệ thống đường ống ngầm đã được gỡ bỏ, chỉ còn hệ thống các bể chứa. Trạm bơm giếng cấp nước thị trấn Đà Bắc do không hoạt động được nên cửa đã đóng kín, khu giếng, nhà điều hành bị bỏ hoang; người dân vào trồng ngô trong khuôn viên của trạm bơm. Còn tại khu bể chứa cũng diễn ra tình trạng trên khi đường vào cỏ mọc um tùm, cửa đóng kín, các bể chứa bị bỏ hoang cùng mưa nắng nên bị hư hỏng, xuống cấp. UBND tỉnh Hòa Bình đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu tìm giải pháp sớm cấp nước trở lại cho khu vực thị trấn Đà Bắc.

 

Vũ Trung Đức
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chuyện quản lý: Công trình cấp nước bỏ hoang, người dân thiếu nước trầm trọng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI