Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Chuyện lạ ở Hà Tĩnh: Dắt bò ra đường phải nộp ”phí”
(08:06:32 AM 29/08/2014)Trong khi đó, chính quyền địa phương cho rằng, việc thu những khoản đóng góp này là theo thoả thuận giữa chi bộ, trưởng thôn và người dân nên thôn đứng ra thu những khoản này không sai luật.
Mặc dù phí và lệ phí của Ủy ban thường vụ quốc hội đã có hiệu lực từ chục năm nay. Tuy nhiên người dân ở nhiều vùng nông thôn vẫn chưa thoát khỏi cảnh phải nộp những khoản phí tràn lan, thậm chí còn nhiều hơn trước đây.
UBND các cấp cho rằng, việc thu các khoản này theo thoản thuận giữa chi bộ, trưởng thôn và người dân. Vì vậy thôn thu những khoản này là không sai luật. Vậy nhưng có phải người dân tự nguyện đóng những khoản này hay không? hay là phải bắt buộc tự nguyện?
Phóng sự của Đài truyền hình Việt Nam đã phản ảnh tình trạng này ở thôn Đông Vinh, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.
Chuyện lạ ở Hà Tĩnh: Dắt bò ra đường phải nộp 'phí'
Vét những hạt thóc cuối cùng, chị Huệ phải cắn răng mang thóc đi bán để nộp các khoản thu cho trưởng thôn xã Đông Vinh. Tính sơ sơ năm nay gia đình chị phải nộp gần 2 triệu đồng các loại đóng góp nông thôn: quỹ điều hành; thu trâu bò, máy cày; thu đất hoang hóa; văn hóa thể thao; thu đài thọ cán bộ....
Năm 2011, mỗi một con bò ở thôn Đông Vinh, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh ra đường phải nộp 5 kg thóc. Năm 2012, mỗi một con bò ở xã này ra đường phải nộp 7.000 đồng. Người dân đã phản ánh khoản thu này lên xã, huyện nhưng không nhận được câu trả lời thoả đáng. Thậm chí, có gia đình phải bán cả những hạt thóc cuối cùng để nộp cho những khoản thu này.
Chị Nguyễn Thị Huệ, ở thôn Đông Vinh nghẹn ngào nói:"Họ bảo trâu bò đi hỏng đường nên phải đóng góp để sửa đường".
Trong khi những khoản thu đang ám ảnh đối với người dân, thì trưởng thôn Đông Vinh rất tự tin với lý do và cách thức tổ chức những khoản đóng góp này. Ông Nguyễn Xuân Hùng (trưởng thôn Đông Vinh) cho hay "Từ cái nhỏ nhất chúng tôi đều trình qua cấp ủy, ra chi bộ xin ý kiến chi bộ, ra dân ý biểu quyết".
Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp & PTNN Hồ Xuân Hùng cho rằng, lạm thu giống như căn bệnh mãn tính của nông thôn, trước khi có pháp lệnh về thu phí và lệ phí, của UB Thường vụ Quốc hội thì xã huyện lạm thu.
Sau khi có pháp lệnh này thì thôn lại lạm thu. "Do khoản chi từ ngân sách, không đủ cho những hoạt động tối thiểu của đoàn thể, quần chúng, hoặc một số cơ quan nào đó, vì vậy họ cũng đặt ra đó là những điều bất hợp lý.
Việc cấp thôn đề ra các khoản thu đã và đang trở thành bình thường ở nhiều vùng nông thôn. Nhiều gia đình không đủ tiền nộp đành phải xin nợ thôn, người dân cũng phải nhanh chóng xoay cho đủ tiền nộp lệ phí, bởi nếu nợ những khoản tiền này sẽ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính ở xã.
Năm nay, người dân nhiều thôn của Hà Tĩnh không phải đóng góp một số khoản như tiền nuôi bò, phí nuôi vịt... do các trưởng thôn cho rằng thấy không hợp lý. Nhưng việc cán bộ thôn dễ dàng đưa ra hoặc bỏ đi những khoản thu một cách tuỳ tiện thì người dân cũng chỉ biết được bỏ khoản nào, đỡ phải nộp khoản đó. Và cũng có thể, vào một ngày nào đó, trong danh mục các khoản thu lại xuất hiện trở lại phí nuôi bò, nuôi.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.