»

Thứ bảy, 02/11/2024, 06:20:37 AM (GMT+7)

Chương trình tiếng Anh tích hợp: Chỉ vì lợi nhuận !

(09:44:32 AM 02/07/2014)
(Tin Môi Trường) - Cách làm của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM cho thấy việc triển khai chương trình Cambridge hoặc chương trình tiếng Anh tích hợp thực chất là vì lợi nhuận, bất chấp những rủi ro và bất lợi cho người học

Trong cuộc họp báo ngày 23-6, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, cho biết: “Đề án chương trình tiếng Anh tích hợp đã được chuẩn bị từ tháng 1-2011, khi sở làm việc với Bộ Giáo dục Anh (DfE) để bàn về chương trình”. Bên cạnh đó, trong đề án “Đổi mới dạy các môn toán, khoa học và tiếng Anh theo chuẩn tiên tiến” có khẳng định: “Đề thi do Cơ quan Quản lý và Khảo thí quốc gia Anh (STA) trực thuộc DfE cung cấp thống nhất cho các trường trong và ngoài lãnh thổ Anh. Các đề thi và kiểm tra đều do STA cung cấp cho các trường thông qua đăng ký với DfE”.

Liên tục chỏi nhau

Tuy nhiên, trong ngày 30-6, Đại sứ quán Anh đã ra thông cáo báo chí nêu rõ: “Không hề có bất cứ thỏa thuận nào giữa DfE hoặc STA với Sở GD-ĐT TP HCM hoặc EMG (EMG Education - thường gọi là EMG - đối tác của Sở GD-ĐT TP HCM trong việc triển khai chương trình tiếng Anh tích hợp) về việc cung cấp chương trình học, tài liệu hoặc bảo đảm chất lượng liên quan tới chương trình giảng dạy được thực hiện tại TP HCM”. Thông cáo cũng cho biết “không hề có bất cứ liên lạc chính thức nào với DfE hay STA về thỏa thuận này”.



Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, trả lời tại cuộc họp báo ngày 23-6 Ảnh: ĐẶNG TRINH


Ngày 1-7, trả lời báo giới, ông Lê Hồng Sơn lại khẳng định: “Sở không hề có tuyên bố nào ký kết thỏa thuận với DfE. Trong buổi họp báo, tôi nói sở có chuyến đi làm việc với DfE tìm hiểu chương trình và hệ thống khảo thí giáo dục Vương quốc Anh vào tháng 12-2011. Tôi cũng nói rất rõ công việc này thông qua đối tác triển khai thực hiện. Trên thực tế là Công ty EMG đăng ký sử dụng chương trình giáo dục Anh để lấy chương trình đó thực hiện nội dung tích hợp với chương trình Việt Nam. Tất nhiên, bài thi đánh giá có đăng ký sử dụng, mua lại để tổ chức thi cho học sinh”.

Ông Sơn cũng cho biết chương trình tích hợp từ chương trình của Bộ GD-ĐT nhưng trên sự đăng ký của đối tác thực hiện nhằm mục đích giảm tải chương trình, tích hợp nội dung phương pháp của Việt Nam. Chương trình được xin phép, thẩm định từ bộ nhưng việc triển khai thực hiện là của UBND TP HCM, khi nào ủy ban phê duyệt mới thực hiện.

Làm mất thể diện

Cũng trong ngày 1-7, EMG gửi cho báo chí 2 văn bản nhằm chứng tỏ là có “bằng chứng” về sự liên quan với các cơ quan của Anh. Văn bản đầu tiên là của Đại sứ quán Việt Nam tại Anh và Bắc Ireland gửi đến Đại sứ quán Anh tại Hà Nội và Lãnh sự quán Anh tại TP HCM với đề nghị tạo điều kiện cấp thị thực cho đoàn cán bộ của Sở GD-ĐT TP HCM sang thăm Vương quốc Anh từ ngày 7 đến 18-12-2011. Mục đích của chuyến đi là “gặp gỡ các đơn vị và đối tác tại Vương quốc Anh để tiếp tục việc nghiên cứu về hệ thống đánh giá và quản lý chương trình giảng dạy của Anh”. Tuy nhiên, văn bản này không thừa nhận có bất kỳ buổi làm việc nào giữa Sở GD-ĐT TP HCM và DfE để bàn về chương trình tiếng Anh tích hợp.

Văn bản thứ hai từ STA thông báo “tổ chức trên đây (EMG-PV) đã đăng ký với STA và chính thức trở thành một đơn vị được cấp mã code bởi STA, trực thuộc DfE. Các trường thuộc đơn vị này sẽ được ưu tiên tiếp cận với chương trình giáo dục Anh Quốc cũng như tất cả các tài liệu khảo thí và đánh giá có liên quan đến chương trình. Như một thành viên đã đăng ký gia nhập chính thức, các trường trực thuộc tổ chức trên đây sẽ được hưởng các lợi ích từ tất cả các dịch vụ và sản phẩm giáo dục mà tổ chức STA cung cấp cho các trường quốc tế có giảng dạy chương trình giáo dục quốc gia Anh Quốc”.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, “đơn vị được cấp mã code” có thể hiểu đơn giản là một mã khách hàng hơn là chứng thực đây là đơn vị đủ chất lượng để cung cấp chương trình giảng dạy. Trên trang web của DfE có thể dễ dàng tải về các tài liệu thi cũng như các tài liệu học miễn phí. Văn bản “xác nhận” này chỉ đơn thuần cho biết các thành viên đăng ký “được hưởng các lợi ích” từ các dịch vụ và sản phẩm giáo dục mà STA cung cấp, chứ không hề khẳng định đây là đơn vị được STA thừa nhận về chất lượng.

TS Vũ Thị Phương Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng và Hỗ trợ chất lượng giáo dục, Hiệp hội Các trường ĐH và CĐ ngoài công lập Việt Nam - cho rằng chương trình Cambridge bị ngưng do không làm đúng yêu cầu của CIE (Hội đồng Khảo thí quốc tế ĐH Cambridge), lẽ ra phải thông báo rõ cho nhà trường, gia đình học sinh và rút kinh nghiệm trong cách quản lý của mình, SởGD-ĐT TP lại tiếp tục đối phó với dư luận và vội vã đưa ra một chương trình khác với tên gọi là chương trình tích hợp. “Nghiêm trọng hơn, sở còn nói dối công chúng, đến nỗi Tổng Lãnh sự quán Anh phải ra tuyên bố là DfE không có quan hệ gì với sở về chương trình này. Điều này làm mất thể diện Việt Nam đối với thế giới” - TS Phương Anh bức xúc.

Khai thác “mỏ vàng” từ học sinh


Một chuyên gia giáo dục tại TP HCM cho rằng về giải quyết vụ việc, Sở GD-ĐT đã liên tiếp bị động, lúng túng trong việc xử lý và giải thích cách xử lý của mình. Việc lãnh đạo sở đẩy trách nhiệm giải thích vụ việc cho UBND TP HCM càng cho thấy sở đã bế tắc vì UBND TP chỉ có trách nhiệm chỉ đạo hoạt động và các chủ trương chính sách, chứ không có trách nhiệm hành chính để giải quyết các vụ việc. Lãnh đạo sở cần cân nhắc tính đúng đắn của từng khía cạnh, sớm giải thích rõ ràng, chính xác những thắc mắc của dư luận bằng các văn bản minh chứng như phía các cơ quan của Anh Quốc đã làm.



Học sinh học chương trình tiếng Anh Cambridge tại Trường Tiểu học Minh Đạo, quận 5- TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH


TS Vũ Thị Phương Anh nhận định những gì đã xảy ra cho thấy Sở GD-ĐT TP đã sử dụng các chương trình Cambridge hoặc chương trình tích hợp (nói chung là chương trình chất lượng cao của nước ngoài, học bằng tiếng Anh) như một cơ hội để kiếm tiền cho sở hoặc cho một “công ty thân hữu” nào đó. Điều này thật đáng lên án.

Cũng theo TS Vũ Thị Phương Anh, việc cho phép nhà trường và phụ huynh đóng góp để con em mình có được những chương trình chất lượng cao là nên chấp nhận trong điều kiện đầu tư của nhà nước còn eo hẹp. Tuy nhiên, phải theo nguyên tắc “phi lợi nhuận”, nếu có lãi thì phải sử dụng để phục vụ lại cho chương trình hoặc cho hoạt động chung của trường, chứ không được chia cho cá nhân. Còn cách làm của sở cho thấy chỉ vì lợi nhuận mà bất chấp những rủi ro, bất lợi cho người học và phụ huynh.

Ông Huỳnh Công Hùng, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TPHCM: Sở GD-ĐT phải giải trình

Tôi chỉ biết thông tin xung quanh chương trình tiếng Anh tích hợp thay thế chương trình Cambridge qua báo chí. Đây là vấn đề dư luận xã hội quan tâm, đặc biệt là phụ huynh có con em đang học chương trình Cambridge. Để làm rõ vấn đề do báo chí đặt ra, Ban Văn hóa - Xã hội sẽ yêu cầu Sở GD-ĐT TP báo cáo. Sau đó, Ban Văn hóa - Xã hội sẽ làm việc với Sở GD-ĐT TP để họ có giải trình nếu cần thiết!
 
Sao phải qua trung gian


Một chuyên gia giáo dục phân tích: Về pháp lý, khi triển khai các chương trình liên kết có yếu tố nước ngoài đều phải có sự thẩm định và cho phép của cấp thẩm quyền, ở đây là Bộ GD-ĐT. Việc chương trình tích hợp được đưa ra thay thế cho chương trình Cambridge có được gọi là chương trình có yếu tố nước ngoài hay không thì phải xem lại vì chẳng có một điều kiện ràng buộc nào giữa chương trình này với bất kỳ một đối tác nước ngoài nào về giảng viên, cơ sở vật chất và tài chính. Nếu trong chuyến làm việc tại Anh vào cuối năm 2011, Sở GD-ĐT TP đề cập có một văn bản pháp lý nào đó đã ký kết giữa sở với các đối tác thì đó mới là minh chứng cho yếu tố nước ngoài của chương trình tích hợp đang được ráo riết triển khai.

Cũng theo chuyên gia này, việc phải thuê một công ty tư nhân thay vì tự triển khai cũng thể hiện Sở GD-ĐT TP không đủ năng lực tổ chức. Đến khi thực hiện, EMG lại “mượn” đội ngũ quản lý, giảng dạy, cơ sở vật chất của các trường được giao thực hiện chương trình, biến đội ngũ công chức trở thành người làm thuê.

TS Vũ Thị Phương Anh cho rằng cách sở đã làm với chương trình Cambridge là khoán trắng cho EMG. Đáng ra, sở phải khuyến khích các trường áp dụng chương trình thông qua liên lạc trực tiếp với CIE (không qua trung gian). Khi đó, sở sẽ giám sát và hỗ trợ các trường.
 
Bất nhất!

Tại buổi họp báo ngày 23-6, ông Lê Hồng Sơn khẳng định: “Khi thực hiện chương trình Cambridge, EMG đã làm việc với sở về nội dung chương trình, xin phép Bộ GD-ĐT triển khai tại TP HCM. Từ ngày 12-6, sở mới nhận được thông tin ngưng cung cấp chương trình của CIE với EMG. Chúng tôi đã yêu cầu 2 đơn vị ngồi lại bàn bạc để bảo đảm quyền lợi cho học sinh đang theo học chương trình…”.

Tuy nhiên, CIE lại khẳng định vào tháng 2 và 3-2014, CIE nhận được 2 công văn từ Sở GD-ĐT TP HCM. Trong đó, ông Lê Hồng Sơn yêu cầu CIE tiếp tục làm việc với EMG và cho biết ông sẽ không hỗ trợ CIE triển khai chương trình Cambridge, nếu đơn vị này từ chối làm việc với EMG. CIE cũng khẳng định từ tháng 10-2013 cho đến nay, đơn vị này đã tích cực liên hệ với các cơ quan liên quan tại Việt Nam để thảo luận về những vấn đề này nhưng không được.

(Theo NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chương trình tiếng Anh tích hợp: Chỉ vì lợi nhuận !

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI