»

Thứ tư, 06/11/2024, 02:52:54 AM (GMT+7)

"Chưa ai nhận trách nhiệm việc xả thải của Formosa"

(20:02:56 PM 02/11/2016)
(Tin Môi Trường) - “Đến nay chưa ai đứng ra nhận trách nhiệm về việc xả thải trái phép của Formosa, hoặc chúng ta cũng chưa chỉ ra ai là người chịu trách nhiệm Nhà nước đối với vấn đề Formosa”, đại biểu Quốc hội Trần Công Thuật, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình nêu tại phiên thảo luận tại Quốc hội sáng 2/11.

"Chưa[-]ai[-]nhận[-]trách[-]nhiệm[-]việc[-]xả[-]thải[-]của[-]Formosa" 

Đại biểu Quốc hội Trần Công Thuật
 
ĐB Trần Công Thuật cho biết, trong thời gian qua, không cuộc tiếp xúc cử tri nào mà cử tri lại không phản ánh đến tình trạng ô nhiễm môi trường và vấn đề bức xúc, được dư luận quan tâm là sự cố môi trường biển Formora.
 
Hành động xả thải của Formosa là hành vi hủy hoại môi trường, gây ảnh hưởng toàn diện, phạm vi rộng và toàn diện đến sự sống của biển miền Trung. Đây là hành vi vi phạm thực sự, đã xem xét xử phạt vi phạm hành chính.
 
“Đến nay chưa ai đứng ra nhận trách nhiệm về việc xả thải trái phép của Formosa, hoặc chúng ta cũng chưa chỉ ra ai là người chịu trách nhiệm Nhà nước đối với vấn đề Formosa”, ông Thuật nêu.
 
Theo Trưởng đoàn ĐBQH Quảng Bình, những vấn đề về Formosa nhất định phải làm rõ, minh bạch, nghiêm túc.
 
Cũng theo ông Bình, cử tri và nhân dân muốn biết, nếu nhà máy xả thải bằng chất thải lỏng thì kiểm soát thế nào? Xả thải rắn thì xử lý thế nào? Chất thải rắn làm khô thì xử lý thế nào? Chôn lấp ở đâu? Tất cả phải rõ ràng, minh bạch. Mặt khác, việc Formosa cam kết không tái phạm là như thế nào? Vi phạm chôn lấp chất thải vừa rồi có được gọi là tái phạm không?
 
Cử tri mong muốn nếu chưa làm rõ vấn đề thì kiên quyết không cho Formosa hoạt động”, ông Bình nói.
 
Theo ĐB, tâm tư và nguyện vọng của nhân dân là rất đáng quan tâm. Chúng ta không thể làm ngơ, không thấu hiểu sự lo lắng, không đồng cảm với những hoàn cảnh khốn khổ của hàng vạn đồng bào, nhất là người dân ven biển và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
 
Cũng theo ông Thuật, cử tri và nhân dân mong muốn Chính phủ mở rộng diện bồi thường thiệt hại, xem xét doanh nghiệp trực tiếp bị ảnh hưởng, cần có chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp du lịch có nguy cơ phá sản, cần cân nhắc đền bù cho thỏa đáng, nhanh chóng khắc phục hậu quả để sớm ổn định tình hình cuộc sống.
 
Ông Thuật cũng bày tỏ thái độ không đồng tình và phản đối một số người lợi dụng vi phạm của Formosa để làm phức tạp thêm tình hình, gây rối làm mất an ninh trật tự xã hội, thiếu tinh thần xây dựng. Cử tri và nhân dân cho rằng, họ chưa thực lòng thực tâm với người dân, với sự phát triển của quê hương đất nước.
 
Trước trật lụt gây thiệt hại nặng nề, làm thất thoát hơn 2.700 tỷ đồng tại Quảng Bình, ông Thuật cũng mong muốn được hỗ trợ xử lý vẫn đề môi trường, cứu đói, trường học y tế, cơ sở quan trọng giao thông thủy lợi…trên địa bàn.

 

Theo TPO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: "Chưa ai nhận trách nhiệm việc xả thải của Formosa"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI