»

Thứ ba, 05/11/2024, 16:29:18 PM (GMT+7)

Chủ tịch Quốc hội: “Mở mồm” là quyền của dân Tin mới nhất

(21:18:01 PM 18/02/2016)
(Tin Môi Trường) - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định quyền tự do ngôn luận đã được hiến định và “mở mồm” là quyền của mỗi người dân.

Chủ[-]tịch[-]Quốc[-]hội:[-]“Mở[-]mồm”[-]là[-]quyền[-]của[-]dân
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: "Mở mồm" ra là quyền của mỗi người dân


Sáng nay, 18-2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã họp cho ý kiến dự án Luật báo chí (sửa đổi). Đáng chú ý, theo dự thảo Luật báo chí (sửa đổi) đã không có quy định điều chỉnh đối với mạng xã hội, trang tin tổng hợp mà chỉ điều chỉnh hoạt động báo chí nhà nước.

Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước cho rằng thông tin trên mạng ngày càng nhiều, nhu cầu tra cứu thông tin của người dân cũng rất lớn, song dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) lại vắng bóng việc quản lý mạng xã hội, blog cá nhân… Ông Phước phân tích thông tin trên mạng có 3 loại, 1 loại là các cơ quan, loại thứ 2 là tư nhân; đặc biệt loại thứ 3 là ngoài phạm vi quốc gia. "Ít nhất phải kiểm soát cái bên trong, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong nội địa loại cơ quan báo chí, loại tư nhân, tổ chức đặt máy chủ. Không ra được luật chỉ đạt được 40%, còn 60% để trống trận địa này”- ông Phước nhìn nhận.

Đồng tình, Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc băn khoăn việc trang tin điện tử đưa ra ngoài nội dung trong luật vậy trang tin điện tử có phải là một ấn phẩm thông tin báo chí không? “Trang này lấy thông tin từ báo phát hành trên mạng, nhà nước có cấp phép, người dân truy cập vào trang này rất nhiều, hàng vài triệu lượt người xem. Muốn quản lý tốt được phải đưa vào luật” - ông Phúc kiến nghị.

Giải đáp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Bắc Son cho biết Luật Báo chí (sửa đổi) chỉ điều chỉnh hoạt động báo chí nhà nước chứ không điều chỉnh truyền thông xã hội. Còn về truyền thông xã hội đã có Nghị định 72 điều chỉnh và quy định rất chặt chẽ. “Nếu đưa trang tin điện tử, trang mạng, blog cá nhân vào đây thì vô hình trung chúng ta thừa nhận tất cả những loại hình này là báo chí. Quan điểm nhất quán của chúng ta cho đến nay là không chấp nhận báo chí tư nhân” - ông Son nêu rõ.

Tham dự phiên họp, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ cho biết các sở TT-TT Hà Nội, TP HCM… đã cấp phép hàng ngàn trang thông tin điện tử, vì thế muốn quản cũng rất khó. “Hiện chúng ta khẳng định các trang thông tin không phải là báo chí nhưng hoạt động lại có tính chất như báo chí. Trong khi mọi thông tin trên mạng bình đẳng như nhau, nếu tích cực thì rất tích cực, nhưng xấu thì cũng rất xấu. Vì thế cũng cần nghiên cứu hình thức quản lý để quy định cụ thể” - ông Kỷ bày tỏ.

Góp ý dự luật, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đề nghị luật phải bám sát Hiến pháp nêu rõ quyền tự do báo chí, ngôn luận, quyền tự do tiếp cận thông tin… Tóm lại là quyền dân chủ như Bác Hồ định nghĩa. Chủ tịch QH dẫn lại câu chuyện Bác Hồ hỏi đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Dân chủ là gì?”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trả lời nhiều ý nhưng Bác Hồ đã tóm gọn lại rất đơn giản, sâu sắc và dễ hiểu: “Dân chủ là để cho dân được mở mồm ra!”.

Khẳng định thêm, Chủ tịch QH nhấn mạnh: “Quyền tự do ngôn luận được hiến định. Vì thế, muốn cấm cái gì thì phải đưa vào luật chứ để trong nghị định là không được đâu. Ngày nay xu hướng đọc khác xa trước đây, người dân mở điện thoại ra là có vô vàn thông tin. Nếu các đồng chí nói đó không phải báo nên không quản lý là không được. Các đồng chí phải nhớ rằng quyền "mở mồm" ra là quyền của mỗi người dân” - ông Hùng nói.

Chủ tịch QH bày tỏ lo lắng tới đây là bầu cử đại biểu QH, đại biểu HĐND mà trên mạng có đủ thứ thông tin. “Người ta còn in ra gửi cho tôi cả tập mà các đồng chí vẫn cứ khăng khăng không phải báo. Không phải báo nhưng nó vẫn xuất hiện, vẫn đi giữa ban ngày, dày cả tập thế này. Quản lý không có nghĩa là cấm đoán, quản lý là để hiểu rằng siết lò xo lại không cho người ta làm cái gì là vi hiến đấy. Nếu đưa ra điều cấm mà đúng thì tôi tin chắc là nhân dân ủng hộ và cấm cái gì thì phải đưa vào luật” - ông nhấn mạnh.

Làm rõ thêm, Chủ tịch QH dẫn lại việc Bác Hồ lúc ở Pháp viết báo thì là sao? Hay Đảng ta khi còn hoạt động bí mật viết báo thì sao đây, Bác Hồ hoạt động bí mật ở Quảng Châu ra báo Thanh Niên thì sao đây? “Xã hội cần tự do, dân chủ, cởi mở. Những gì cấm thì phải ghi cụ thể, không cấm thì người ta được làm”- Người đứng đầu QH khẳng định.

Phải quy định bảo vệ nguồn tin

Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước kiến nghị luật cần bổ sung thêm quyền công dân như bảo mật danh tính người cung cấp thông tin đấu tranh chống tội phạm, tham nhũng. Cơ quan báo chí phải có trách nhiệm nếu họ cung cấp thông tin thật, chỉ lộ danh tính với cơ quan người điều tra trực tiếp. Ví dụ kiểm lâm móc ngoặc với chủ thầu phá rừng, người dân phản ánh nhiều lần nhưng đâu vẫn hoàn đó, họ bức xúc đưa lên báo chí nhưng họ sợ bị khủng bố mà khủng bố là có thật, có khi còn bị đám lâm tặc giết.

Cùng với đó, luật cũng cần bổ sung quyền khiếu kiện lại cơ quan báo chí khi đưa tin không đúng, cắt xén. Đây cũng là quyền tự do báo chí của công dân, phải công bằng với nhau.

Theo Thế Dũng/NLĐ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chủ tịch Quốc hội: “Mở mồm” là quyền của dân

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI