Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Thứ bảy, 23/11/2024, 08:01:22 AM (GMT+7)
Chủ tịch Bến Tre nhận thiếu sót khi để bãi rác gây ô nhiễm
(14:02:50 PM 07/10/2023)(Tin Môi Trường) - Ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch tỉnh Bến Tre, thay mặt lãnh đạo tỉnh nhận phần thiếu sót khi để xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường ở bãi rác An Hiệp. Ông mong người dân đồng thuận để bãi rác tái hoạt động.
>> Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương >> Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1 >> Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai >> Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão. >> Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
Núi rác đã được phủ bạt, hạn chế rác bay vào nhà người dân xung quanh (Ảnh: Nguyễn Cường).
Kết quả khắc phục ô nhiễm môi trường ở bãi rác An Hiệp (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) là nội dung chính của buổi đối thoại chiều 6/10 giữa chính quyền tỉnh Bến Tre và đại diện 150 hộ dân quanh bãi rác.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre, đến nay, bãi rác An Hiệp đã khắc phục được hơn 95% ô nhiễm so với cao điểm ngày 17/7. Các ô chôn lấp rác được đậy bạt, lắp đặt hàng rào chống rác bay, mương thu gom nước rỉ rác cũng đã hoàn thành.
Đề nghị bố trí tái định cư, đền bù sức khỏe cho người dân
Đa số người dân ghi nhận kết quả tích cực trong việc khắc phục sự cố môi trường ở bãi rác An Hiệp. Tuy nhiên, người dân cũng nêu nhiều kiến nghị để bãi rác hoạt động hiệu quả hơn, đảm bảo cuộc sống cư dân xung quanh.
Ông Nguyễn Văn Lai (65 tuổi), đề nghị thành lập tổ giám sát, trong đó có đại diện nhân dân, để theo dõi quá trình hoạt động của bãi rác.
Nhất trí đề xuất này, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam chỉ đạo chính quyền địa phương sớm thành lập tổ giám sát theo đề nghị của người dân.
Có nhà ở chỉ cách bãi rác khoảng 30m, bà Phạm Thị Thúy (45 tuổi), đề nghị chính quyền bố trí tái định cư cho những hộ dân gần bãi rác đi nơi khác, đồng thời bồi thường thiệt hại sức khỏe trong thời gian qua cho người dân.
Ghi nhận ý kiến, ông Tam chỉ đạo các cơ quan liên quan sớm lập dự án, giải tỏa, tái định cư các hộ dân có nhu cầu trong bán kính 500m quanh bãi rác. Ông cũng yêu cầu ngành y tế quan tâm, cấp thẻ bảo hiểm y tế và khám sức khỏe định kỳ cho người dân quanh khu vực này.
Bà Cao Thị Loan có nhà sát bãi rác đề nghị được bồi thường thiệt hại (Ảnh: Nguyễn Cường).
Bà Cao Thị Loan (45 tuổi) cho biết gia đình phải bỏ hoang vuông tôm ngay sát bãi rác vì ô nhiễm và đề nghị có đền bù thỏa đáng.
Đại diện Sở Tư pháp tỉnh Bến Tre đã hướng dẫn những người có cùng đề nghị như bà Loan phối hợp chính quyền địa phương, thống kê thiệt hại và đề nghị đền bù, hỗ trợ theo quy định.
Thiếu sót trong khâu chỉ đạo
Phát biểu trước đại diện 150 hộ dân bị ảnh hưởng khi bãi rác An Hiệp gây ô nhiễm môi trường, ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, thay mặt lãnh đạo tỉnh nhận thiếu sót trong khâu chỉ đạo.
Ông Trần Ngọc Tam phát biểu tại buổi đối thoại (Ảnh: Nguyễn Cường).
"Tôi xin thay mặt lãnh đạo tỉnh nhận thiếu sót. Sự cố ô nhiễm môi trường tại bãi rác An Hiệp gây bức xúc trong nhân dân có phần trách nhiệm rất lớn trong công tác chỉ đạo, điều hành, theo dõi, giám sát của các cấp chính quyền và cũng có nguyên nhân khách quan", theo lời ông Tam.
Khi sự cố môi trường xảy ra, địa phương đã cử Phó Chủ tịch tỉnh và Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với lãnh đạo UBND huyện Ba Tri tập trung khắc phục.
"Tôi đã nhiều lần vào bãi rác, không đeo khẩu trang để ngửi mùi, kiểm tra mức độ hiệu quả sau quá trình khắc phục. Đến nay mùi hôi đã giảm rất nhiều", ông Tam nói.
Ông cho biết tới đây bãi rác An Hiệp sẽ được mở rộng, đầu tư nhà máy xử lý rác và nước rỉ rác, trồng hành lang cây xanh bao quanh. Địa phương cũng sẽ kêu gọi đầu tư nhà máy nước để cấp nước sinh hoạt cho người dân gần bãi rác.
Ông Tam mong người dân chia sẻ việc tiếp nhận rác của huyện Châu Thành, Ba Tri và TP Bến Tre về bãi rác An Hiệp trong thời gian Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre tái cơ cấu. Dự kiến nhà máy này hoạt động trở lại trong năm 2026.
Trước đó, ngày 15/7, khoảng 80 hộ dân đã tập trung chặn đường, ngăn cản xe chở rác vào bãi rác An Hiệp. Thời điểm này, nước rỉ rác, mùi hôi thối nồng nặc và rác bay phát tán từ bãi rác An Hiệp ảnh hưởng đến cuộc sống người dân trong bán kính khoảng 1km.
(Theo DTO)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.