»

Thứ tư, 06/11/2024, 14:40:33 PM (GMT+7)

Cho thuê đất 99 năm: "Quốc hội đang lắng nghe từng tiếng dân"

(23:32:34 PM 05/06/2018)
(Tin Môi Trường) - Câu chuyện thời gian thuê đất lên tới 99 năm đang bàn thảo để áp dụng tại 3 đặc khu đã nhận được sự quan tâm theo dõi đặc biệt của dư luận.

Cho[-]thuê[-]đất[-]99[-]năm:[-]"Quốc[-]hội[-]đang[-]lắng[-]nghe[-]từng[-]tiếng[-]dân"

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) trả lời phỏng vấn báo chí bên lề hành lang kỳ họp - Ảnh: B.D

 
Bên hàng lang kỳ họp Quốc hội sáng 5-6, đại biểu Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) chia sẻ với báo chí các vấn đề liên quan.
 
* Quan điểm của ông đối với câu chuyện thời gian cho thuê đất 99 năm như thế nào?
 
- Tôi sẽ thể hiện quan điểm bằng cách bấm nút.

* Cụ thể hơn ông có thể nói để bà con cử tri biết quan điểm, suy nghĩ của mình không?
 
- Tôi băn khoăn rằng tại sao lại đặt vấn đề 99 năm? Nhân dân cũng đang đòi hỏi chúng ta là tại sao lại phải là 99 năm? Giữa cái quy định của pháp luật hiện tại và câu chuyện 99 năm thì hệ lụy gì sẽ xảy ra? Cái gì để ngăn chặn các hệ lụy đó? Cái mà đại biểu Quốc hội đã chỉ ra, chúng ta đã nhìn thấy, đã có cách gì ngăn chặn mối lo đó chưa? 
 
Đó là cái mà cần phải đặt lên để chúng ta đi đến kết luận cuối cùng. Còn trên truyền thông thì tôi xin phép sẽ không trả lời rằng tôi chọn 70 hay là 99 năm.
 
* Thực tế thì chuyện làm đặc khu đang được đưa ra như một mô hình thử nghiệm, tạo ra sự đột phá. Nhưng câu chuyện này đã đang tạo sự phản ứng rất lớn của dư luận, vấn đề là 99 năm không phải trọng tâm của Luật đặc khu. Dư luận có đang hiểu sai và sẽ trở thành lực cản cho sự phát triển hay không?
 
- Tôi nhớ rằng hôm qua Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã trả lời rồi. Câu chuyện của đặc khu không phải nằm ở chỗ 70 hay 99 năm mà nó nằm ở cơ chế ưu đãi trong đặc khu đó. 
 
Còn chuyện thời gian đưa ra nó không hề ảnh hưởng tới việc chúng ta có quyết định cho xây dựng hay không.
 
* Như vậy theo ông thì chúng ta để Luật đặc khu lại để bàn thêm hay chỉnh sửa điều khoản 99 năm để cho bấm nút ngay tại kỳ họp này?
 
- Tôi cho rằng chúng ta phải nghe ý kiến của dân, của cử tri. Và chúng ta phải thực hiện trọn vẹn vai trò là người đại diện của dân. Quyền lợi của nhân dân, của đất nước phải được đặt lên trên hết.
 
* Những ngày qua câu chuyện đặc khu đang rất nóng trên mạng, trên báo chí và cả ngoài cuộc sống. Các đại biểu Quốc hội có tiếp nhận được sức nóng đó không và tiếp nhận qua kênh nào?
 
- Tôi có rất nhiều kênh để nghe ý kiến của cử tri. Cử tri gửi mail, gọi điện, rồi nhắn tin, bày tỏ suy nghĩ thông qua văn phòng của tôi.
 
* Thông tin về thời gian cho thuê đất 99 năm đưa ra được coi như là một "tuyên ngôn" với các nhà đầu tư, còn thực tế cấp cho ai, doanh nghiệp nào thì Chính phủ, Bộ Chính trị, Trung ương sẽ bàn rất kỹ và còn cả một quá trình đặc biệt. Ông có tin vào các quy trình bàn thảo đặc biệt đó không?
 
- Tôi không nghĩ rằng chúng ta cần thiết phải như thế. Vấn đề đặc biệt mà chúng ta nêu đó thì nó là cái gì, gồm những cái gì? Và cái giới hạn của cái đặc biệt đó nó tới đâu? Cái đặc biệt đó đã được thể hiện trong luật chưa? Nếu chưa trong luật thì thẩm quyền thuộc về ai? Đó là những câu hỏi cần được giải đáp ngay lúc này.
 
* Theo ông nghĩ thì nếu đặc khu được thông qua thì sẽ có ý nghĩa thế nào đối với kinh tế đất nước?
 
- Không ai chối cãi những thành quả của đặc khu, chúng ta đang kỳ vọng những đột phá đó cho sự phát triển. Nhưng cũng đã có những thất bại ở các quốc gia khác nhau nên lúc này chúng ta cần phải thận trọng. Câu chuyện 99 năm hay 70 năm cũng là một phần trong việc đó.
 
* Trong bối cảnh xuất hiện vấn đề liên quan đến sinh mệnh đất nước, đang có sự quan tâm đặc biệt của dư luận như thế này thì chúng ta có nên sử dụng Luật trưng cầu ý dân?
 
- Chúng ta đang nghe ý kiến của dân. Các đại biểu khác cũng thế.

Tôi đang lắng nghe ý kiến của cử tri, của nhân dân và tôi cũng tin rằng các đại biểu Quốc hội khác cũng đang giống như tôi. Nhưng bà con hãy tin một điều chắc chắn rằng các đại biểu đang rất lắng nghe ý kiến, tâm nguyện của cử tri. Tôi cũng tin rằng đại biểu sẽ làm tròn trách nhiệm đó trước cử tri, trước nhân dân.- Đại biểu NGUYỄN BÁ SƠN

THÁI BÁ DŨNG (báo TTO) thực hiện
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cho thuê đất 99 năm: "Quốc hội đang lắng nghe từng tiếng dân"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI