»

Thứ sáu, 01/11/2024, 18:37:59 PM (GMT+7)

Chất lượng thủy điện thấp do buông lỏng giám sát

(21:13:54 PM 01/11/2013)
(Tin Môi Trường) - Đại biểu Huỳnh Minh Thiện nhận xét như vậy tại buổi thảo luận tổ về quy hoạch tổng thể thủy điện chiều 1/11.


Đại biểu Huỳnh Minh Thiện - Ảnh: Mai Hương

 

Tại buổi thảo luận, các đại biểu đề nghị Quốc hội phải tính toán, cân nhắc thật kỹ trước khi ban hành nghị quyết về thủy điện, đặc biệt cần có quy định cụ thể về trách nhiệm khi lập, phê duyệt dự án, hạn chế tình trạng thủy điện nở rộ như nấm sau mưa như hiện nay.

 

Đại biểu Huỳnh Minh Thiện (TP.HCM) nói: Phát triển thủy điện nhỏ thì đầu tư cho cơ sở hạ tầng rất khó khả thi. Hiệu quả về năng lượng thu được không bao nhiêu nhưng ở những khu vực này lại nhiều tài nguyên nên các chủ đầu tư vẫn nhảy vào. Lợi dụng khai thác rừng, người ta khai thác luôn khoáng sản trái phép. Trong khi đó chất lượng công trình thủy điện thấp do công tác giám sát, kiểm tra buông lỏng, gây nứt, lún, vỡ đập, thiệt hại về tính mạng và tài sản cho đồng bào. Dân hạ lưu thì nơm nớp lo sợ không biết khi nào thủy điện xả lũ.

 

Việc trồng rừng thay thế, dân rất lo lắng vì vấn đề bảo vệ môi trường bị lơ là. Rừng trồng đồng ý là không bằng rừng tự nhiên, nhưng nếu có trồng thì còn có thể giải thích với cử tri là chúng ta đánh đổi để có điện cho sinh hoạt và sản xuất. Nhưng rõ ràng không thể chấp nhận chuyện rừng trồng thay thế chỉ 3,7% diện tích rừng đã xóa. Mất rừng thì nguy cơ lũ ống, lũ quét rất căng thẳng.

 

Theo đại biểu Nguyễn Phước Lộc (TP.HCM), Bộ tài nguyên Môi trường quản lý về khoáng sản, bộ xây dựng chịu trách nhiệm về thiết kế công trình, Bộ Nông nghiệp lo việc đất rừng và trồng rừng… nhưng quản lý tổng thể cẩu thả về thủy điện lại gây ra quá nhiều hệ lụy xấu. Nhiều chủ đầu tư chẳng những không chịu trồng rừng mà còn không nộp tiền để trồng rừng nơi khác. Báo cáo không nói đến vấn đề xử lý các chủ đầu tư thủy điện, cho các bên có thẩm quyền quy hoạch thủy điện ra sao khi thủy điện đã gây tác hại cho môi trường, tận thu gỗ, khoáng sản, làm biến đổi dòng chảy, gây khô hạn mùa khô, gây lũ chồng lũ - chuyện này không thấy ai nói tới. Ông Lộc đề nghị ngoài việc lọai bỏ dự án thủy điện còn phải truy cứu trách nhiệm của các bên liên quan.

 

Đại biểu Phạm Trường Dân (Quảng Nam) bày tỏ: "thủy điện mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng gây tác hại không nhỏ. Tôi thống nhất với báo cáo của Chính phủ là loại bỏ 424 dự án thủy điện và không xem xét đưa vào quy hoạch 172 vị trí tiềm năng. Chính phủ nói rằng tạm dừng 136 dự án. Tại sao phải tạm dừng? Nếu dừng thì dừng hẳn đi chứ. Còn 158 dự án tiếp tục rà soát nữa. Tôi đề nghị nghị quyết của Quốc hội cần quy định cụ thể trách nhiệm trong vận hành các công trình thủy điện, trong đó quy định rõ ràng trách nhiệm của chủ dự án, công trình ấy. Ví dụ thủy điện xả nước gây thiệt hại tài sản của dân thì phải đền, gây thiệt hại đến tính mạng của dân thì phải chịu trách nhiệm hình sự".

MAI HƯƠNG - LÊ KIÊN (báo TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chất lượng thủy điện thấp do buông lỏng giám sát

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI