»

Thứ năm, 31/10/2024, 14:26:16 PM (GMT+7)

Cây xanh – công trình ngầm: làm sao vẹn cả đôi đường?

(18:29:19 PM 23/11/2012)
(Tin Môi Trường) - Đã là đô thị hiện đại thì không thể thiếu công trình ngầm (ống cấp – thoát nước, cáp viễn thông, cáp điện chiếu sáng...), đồng thời cũng không thể thiếu cây xanh. Đây quả là một bài toán hóc búa, bởi không thể “bên trọng bên khinh”: cây xanh tối cần mà công trình ngầm cũng bức thiết.
cay[-]xanh[-]
 
Còn chỗ nào cho cây?

Khó ở chung nơi

 

Năm 2005 bộ Xây dựng đã ban hành thông tư hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị. Gần đây, năm 2010, Chính phủ đã ban hành nghị định về quản lý cây xanh đô thị. Nhiều tỉnh thành cũng ban hành quy định cụ thể về quản lý công viên, cây xanh, cho thấy cây xanh là một yếu tố hết sức quan trọng đối với môi trường đô thị.

 

Tuy thế, làm sao để có được giải pháp trọn vẹn đôi đường cho việc quản lý các công trình ngầm và quản lý hệ thống cây xanh thì tuỳ nơi, tuỳ lúc vẫn còn vướng mắc. Ở một vài nơi, vỉa hè quá hẹp mà buộc phải bố trí đồng thời cả cây xanh và công trình ngầm khiến không gian dinh dưỡng cho hệ thống rễ cây quá chật hẹp, cây phát triển kém, mất cân đối, dễ đổ ngã khi gặp gió lớn. Đó là chưa nói về lâu dài hệ thống rễ cây gây hư hại các ống ngầm, hộp cống gây sụp lở vỉa hè. Có hai tình huống:

 

Xây công trình ngầm trước, trồng cây xanh sau: cây xanh khó phát triển, èo uột, cong vênh, nghiêng ngả, cảnh quan lỗ chỗ phản cảm. Nhiều trường hợp do không đủ không gian đào hố, người trồng cây đã cắt xén rễ tối đa, là nguyên nhân sâu xa góp phần với gió bão xô ngã cây sau này. Có trường hợp sau khi thi công công trình không còn nền đất để trồng cây, vỉa hè đó phải chịu cảnh trơ trụi không có bóng cây xanh vĩnh viễn.

 

Trồng cây trước, xây dựng hạ tầng ngầm sau: thường gây tổn thương cây do chắn rễ, bó gốc làm cây chết đứng hoặc ngưng sinh trưởng, cây nghiêng dần, dễ đổ ngã khi gặp mưa to gió lớn. Trong thực tế có nhiều vỉa hè sở hữu hai hàng cây cổ thụ, gốc rễ bị tác động quá mạnh do thi công hạ tầng, đến mùa mưa bão nhiều cây đã phải ra đi trước sự nuối tiếc của bao người, chưa kể gây ra tai nạn thảm khốc, tổn thất sinh mạng cho người đi đường. 

 

cay[-]xanh
 
Một ví dụ về cống thoát nước chèn ép rễ cây.

Ưu tiên vỉa hè cho cây

 

Có lẽ thiết kế, thi công công trình ngầm dưới lòng đường là giải pháp hợp lý nhất, không những bảo vệ được hệ thống cây xanh đô thị mà còn đáp ứng được khả năng thoát nước nhanh (kích cỡ đường thoát đủ lớn), tránh được tình trạng ngập úng vào những ngày mưa lớn. Đây là giải pháp đòi hỏi đầu tư công sức, kinh phí lớn so với thi công ở vỉa hè, nhưng sẽ bảo vệ được những con đường đã có hai hàng cây xanh cổ thụ mà nếu đốn bỏ trồng lại thì phải mất hàng chục năm nữa.

 

Tất nhiên không thể cào bằng để triển khai hàng loạt, việc chọn lựa từng đường để đề xuất thiết kế thi công là trách nhiệm của liên ngành giao thông, xây dựng, quản lý đô thị... Ngoài ra, các thông tư của bộ Xây dựng cũng cần được bổ sung quy định cho việc ứng xử với cây xanh khi thi công hạ tầng ngầm một cách hợp lý và thật cụ thể.

 

NGƯT Đỗ Xuân Cẩm (SGTT)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cây xanh – công trình ngầm: làm sao vẹn cả đôi đường?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI