»

Chủ nhật, 19/01/2025, 19:44:55 PM (GMT+7)

Cần thay đổi "tư duy ngập nước"

(08:09:40 AM 31/10/2014)
(Tin Môi Trường) - Chưa thấy một kết quả khảo sát, điều tra nào được công bố về “thang đo thái độ” của người dân đối với ngập lụt đô thị. Nhưng nếu có, chắc rằng nhiều người sẽ “kêu khổ” vì phải “sống chung với ngập”.

Cần[-]thay[-]đổi[-]"tư[-]duy[-]ngập[-]nước"[-]


Cuộc sống người dân quá khổ vì ngập (ảnh chụp ngày 1-10 trên đường Tân Hóa, TP.HCM) - Ảnh tư liệu

 

 

Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia được dự báo bị ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng.

ĐBSCL là 1 trong 3 đồng bằng trên thế giới sẽ bị ngập sâu và ảnh hưởng nhiều nhất. TP.HCM liền kề cũng không nằm ngoài.

Theo “Kịch bản BĐKH, nước biển dâng ở Việt Nam”, khi mực nước biển lên khoảng 12cm vào năm 2020, 17cm vào năm 2030, 30cm vào năm 2050 và 75cm vào năm 2100, thì sẽ có khoảng 40% diện tích ĐBSCL bị ngập. TP.HCM cũng bị ngập gần bằng mức đó.

Không chỉ là “kịch bản”, tình trạng ngập úng đô thị đã xảy ra thường xuyên hơn, thời gian kéo dài hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến sản xuất, sinh hoạt, đi lại và đời sống của người dân. Nhiều công trình xây dựng có cao trình vượt đỉnh lũ lịch sử năm 2000 đã bị ngập.

Ngay khi mực nước đầu nguồn sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu không cao hơn, phố vẫn ngập sâu hơn.

Nhiều nơi đã đổ tiền chống ngập, ứng phó với BĐKH, nước biển dâng, thành lập tổ chức chuyên trách như Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM.

Nhưng nhiều nơi, phố biến thành sông. Ngập năm sau cao hơn năm trước.

Đáng lo ngại là ngay cả những người có trách nhiệm cũng “không thể trả lời được khi nào hết ngập“.

Nguyên nhân ngập lụt có phải chỉ do BĐKH, nước biển dâng, hay con người đã kéo mực nước lên?

Các nhà khoa học đã nhận diện, tác nhân chủ yếu tạo ra hiện tượng “ngập tràn cục bộ” tại các đô thị là do con người đã “cướp mất không gian của nước”.

Nhiều bờ bao khép kín của các tiểu vùng để sản xuất lúa vụ 3, “đeo bám” mục tiêu ngắn hạn tăng sản lượng lúa, cây ăn trái, thủy sản; chạy theo “hệ số quay vòng đất cao” trong sản xuất nông nghiệp khiến nước lũ không vào được nội đồng để mang phù sa, thiếu “dưỡng chất thiên nhiên” đã làm cho đất đai ngày càng “suy dinh dưỡng”.

Các “túi chứa” nước vốn được điều tiết tự nhiên hàng ngàn năm qua ở Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, rừng đầu nguồn sông Đồng Nai … bị phá vỡ.

Nhiều kênh rạch tự nhiên bị xóa sổ nhường chỗ cho công trình xây dựng, hệ quả một con đường được nâng cao gây ngập nặng nhiều đường xảy ra thường xuyên.

Ở các thành phố lớn nhỏ, cũ mới đều trong tình trạng quy hoạch lỗi thời, thiếu giải pháp đồng bộ, thực hiện quy hoạch không nghiêm; mạnh ai nấy làm, thiếu liên kết vùng.

Yêu cầu “dành không gian cho nước” để nước không giành chỗ của con người càng trở nên bức xúc hơn đối với một đô thị lớn nhất nước như TP HCM với 12 triệu người đang sinh sống.

Có người đề xuất, cần thay đổi “tư duy ngập nước”.

Cần chuyển từ “chống ngập triệt để” sang “điều tiết nước linh hoạt” với các tính toán khoa học và thực tế, làm sao rút ngắn được thời gian ngập và mức ngập nông hơn, ít ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt hơn.

Từ “chống ngập bị động” sang “chủ động thích ứng” nhằm giảm thiểu tác hại.

Cần “khu biệt hóa” theo khu vực, tạo ra các vùng lõi phải triệt để chống ngập và các vùng đệm (ngập nông) cũng như các “túi chứa nước nước” an toàn,  góp phần điều tiết nước, có thể tận dụng thành du lịch sinh thái…

Do vậy, cần quy hoạch lại thành phố thành các tiểu vùng khác nhau để ứng xử cho thích hợp trong khi tiến hành điều tiết nước.

Tất nhiên, yêu cầu lớn hơn là TP HCM cần liên kết vùng, phối hợp liên vùng.

Chống ngập cần những giải pháp công trình, kỹ thuật, việc kiểm soát lũ, triều cường bằng hệ thống đê, cống đồng bộ, trạm bơm, hệ thống thoát nước...

Nhưng quan trọng hơn vẫn là các giải pháp phi công trình, là tư duy, theo cách tiếp cận vùng, không cục bộ địa phương, tránh xung đột lợi ích, đô thị gắn với nông thôn.

Phố ngập không chỉ vì, bị, tại BĐKH, nước biển dâng mà còn do “tư duy ngập nước”.

Việc chống ngập tại các đô thị không chỉ là chuyện quanh quẩn ở đô thị, là việc của các thành phố, mà cần có cách tiếp cận vùng, vừa là chuyện thiết thân hàng ngày của người dân, vừa là chuyện quốc gia đại sự và toàn cầu.

TRẦN HỮU HIỆP
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cần thay đổi "tư duy ngập nước"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI