Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Cần ngăn chặn nạn khai thác cát trên sông Sê Pôn chảy qua địa bàn Quảng Trị
(15:53:00 PM 09/06/2015)
Sông Sê Pôn có mức nước không sâu, nguồn nước rất trong và không bị ô nhiễm. Tuy nhiên, dân buôn lậu lợi dụng địa thế núi liền núi, sông liền sông để biến sông Sê Pôn trở thành điểm nóng về buôn lậu trên dọc tuyến biên giới Việt Nam-Lào. Đặc biệt trong thời gian gần đây, dọc chiều dài biên giới sông Sê Pôn đang xảy ra tình trạng khai thác cát trái phép. Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Trị hiện nay dọc theo dòng Sê Pôn thuộc địa bàn các xã Thuận, Tân Thành và thị trấn Lao Bảo đã có 9 điểm khai thác cát trái phép. Cụ thể tại xã Thuận có 2 điểm, xã Tân Thành: 3 điểm, thị trấn Lao Bảo: 4 điểm.
Điều đáng nói là các điểm khai thác cát nói trên là tự phát, không được các cơ quan chức năng cấp phép. Tại mỗi điểm khai thác có một ông chủ là người địa phương trực tiếp quản lý, điều hành từ 3 đến 5 lao động làm thuê. Hình thức khai thác chủ yếu bằng phương pháp thủ công, sử dụng thuyền nan đẩy ra giữa sông, dùng xô múc cát lên thuyền, sau đó chuyển vào bờ, xúc cát lên ô tô chuyển đi. Vào lúc cao điểm mỗi ngày tại một điểm tập kết khai thác với khối lượng từ 5- 7 ô tô, mỗi xe khoảng 2 m3 cát. Do đó, bình quân mỗi ngày khối lượng cát dưới sông Sê Pôn được đưa lên bờ tại 9 điểm khai thác khoảng 100 m3. Ông Hồ Văn Từn, hiện ở thôn KaTúp, thị trấn Lao Bảo cho biết. “Tôi ở đây đã lâu và tại bến đò Tân Kim nối với bản Ka Túp Mỹ Yên, huyện Sê Pôn (tỉnh Savannakhet) tôi thấy có tình trạng khai thác cát ở dưới sông, sau đó chở bằng ô tô đi qua địa bàn dân cư chúng tôi ở. Việc khai thác thường xảy ra vào ban đêm gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân địa phương nên bà con ở đây mong muốn chính quyền địa phương và các ngành chức năng cần có biện pháp xử lý kịp thời”.
Đặc biệt, nghiêm trọng là tình trạng khai thác cát trái phép trên sông biên giới Sê Pôn sẽ làm sai lệch dòng chảy, biến dạng địa hình, dẫn đến nguy cơ làm thay đổi biên giới quốc gia trên sông Sê Pôn. Tại Khoản 2, Điều 4 Nghị định 34/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 về Quy chế khu vực biên giới đất liền quy định nghiêm cấm các hành vi làm thay đổi dòng chảy tự nhiên, làm cạn kiệt nguồn nước, gây ập úng, ô nhiễm môi trường của sông suối biên giới. Mặt khác việc khai thác cát sạn là xuất phát từ nhu cầu xây dựng và kinh doanh của người dân phía Việt Nam nhưng hậu quả của nó là gây ảnh hưởng đến địa hình phía nước bạn Lào, gây ra phản ứng của người dân ở Ka Túp Mỹ Yên (Lào), phương hại đến mối quan hệ kết nghĩa giữa các cặp bản dọc tuyến hai bên biên giới từ nhiều năm qua.
Trao đổi với chúng tôi ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch UBND thị trấn Lao Bảo thừa nhận: Đành rằng việc khai thác cát trên sông là có từ lâu. Ban đầu là do nhu cầu vật liệu xây dựng nên người dân tự ý đi lấy cát về xây nhà. Thấy người này lấy được thì người khác cũng làm theo nên việc khai thác ngày một đông đúc hơn. Nếu cát ở sông Sê Pôn chỉ là nguồn tài nguyên bình thường thì chúng tôi mạnh dạn kiến nghị các cấp thẩm quyền nên quan tâm cấp phép cho các hộ có đủ điều kiện để họ được quyền khai thác tận dụng nguồn tài nguyên này, giúp việc xây dựng hạ tầng dân sinh trên địa bàn được hạ giá thành cát so với mua từ các nơi khác chở về. Nhưng vì cát ở khu vực sông biên giới như Sê Pôn là nghiêm cấm khai thác theo Nghị định 34 thì UBND thị trấn luôn chấp hành các quy định, sẳn sàng phối hợp với các ngành chức năng để tuyên truyền, vận động…Mặt khác sông Sê Pôn là địa bàn biên giới nên chức năng quản lý thuộc lực lượng Biên phòng. Do đó, việc truy quét, đẩy đuổi hay xử phạt không thuộc ở cấp thị trấn, chính quyền địa phương chỉ phối hợp và làm công tác vận động, tuyên truyền để người dân hiểu”.
Được biết, để kịp thời ngăn chặn tình trạng khai thác cát ở sông Sê Pôn, từ nhiều tháng qua UBND thị trấn Lao Bảo đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền vận động người dân ở địa phương nghiêm túc thực hiện Luật biên giới Quốc gia, Hiệp định biên giới Việt Nam-Lào và Nghị định 34/2014 của Chính phủ. Các Ban công tác Mặt trận và đoàn thể tổ chức tuyên truyền, vận động người dân chấm dứt hoạt động khai thác cát trên sông Sê Pôn. Mặt khác thường xuyên huy động lực dân quân tự vệ, phối hợp với lực lượng Biên phòng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn việc khai thác cát dưới mọi hình thức. Nhờ đó đã hạn chế được phần nào tình trạng khai thác cát ở sông Sê Pôn một cách tự phát trong thời gian qua.
Trước thực trạng khai thác cát trái phép ở sông Sê Pôn, ngày 1/6/2015, UBND tỉnh Quảng Trị đã có công văn số 1941/UBND-NC về việc xử lý nạn khai thác cát trái phép trên sông Sê Pôn, yêu cầu UBND huyện Hướng Hóa chỉ đạo các cơ quan liên quan trên địa bàn huyện phối hợp tuần tra, xử lý dứt điểm tình trạng khai thác cát trái phép trên sông biên giới Sê Pôn. Đồng thời, tuyên tuyền cho nhân dân vùng biên giới nắm rõ các quy định của Luật Biên giới Quốc gia, Hiệp định quy chế biên giới Việt Nam-Lào và các văn bản pháp luật liên quan nhằm hạn chế các hành vi vi phạm.
Thực tế cho thấy hoạt động khai thác hoạt động khai thác cát ở sông Sê Pôn đang ở quy mô nhỏ, lẻ. Nhưng vấn đề nghiêm trọng ở đây là vi phạm Luật biên giới Quốc gia và Quy chế biên giới giữa Việt Nam và Lào. Vì vậy, các ngành chức năng và chính quyền các địa phương dọc sông biên giới Sê Pôn phải chủ động phối hợp triển khai đồng bộ các biện pháp tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức am hiểu luật pháp cho người dân, đồng thời tổ chức tuần tra, ngăn chặn và xử lý để sớm chấm dứt tình trạng này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.