»

Thứ bảy, 23/11/2024, 23:43:19 PM (GMT+7)

Cần giải quyết tình trạng chồng lấn quyền sử dụng đất trong hệ thống các khu rừng đặc dụng

(09:22:58 AM 05/12/2014)
(Tin Môi Trường) - Hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam có 164 khu, bao gồm 30 vườn quốc gia, 58 khu dự trữ thiên nhiên và 11 khu bảo tồn loài và sinh cảnh, 45 khu bảo vệ cảnh quan, 20 khu thực nghiệm - nghiên cứu khoa học. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Con người và Thiên nhiên, có 3 phân hạng cao nhất của hệ thống rừng đặc dụng thì tình trạng chồng lấn quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cộng đồng địa phương và các Ban quản lý xảy ra khá phổ biến.

Cần[-]giải[-]quyết[-]tình[-]trạng[-]chồng[-]lấn[-]quyền[-]sử[-]dụng[-]đất[-]trong[-]hệ[-]thống[-]các[-]khu[-]rừng[-]đặc[-]dụng

Ảnh minh họa: iE


* Tình trạng “một đất - hai chủ”


Hiện có tới 94% các vườn quốc gia, khu bảo tồn có tình trạng chồng lấn mà chưa có phương án giải quyết thỏa đáng. Tình trạng “một đất - hai chủ” nhưng giá trị pháp lý của các chủ thể có tranh chấp tồn tại ở những hình thức khác nhau. Theo ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên: Có nhiều bằng chứng về hiện trạng này như Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông (Hòa Bình) thành lập năm 2004, đến năm 2006, Ban Quản lý Khu bảo tồn chính thức đi vào hoạt động đã phát hiện 65% diện tích đất lâm nghiệp “đã có chủ”.


Hay Vườn quốc gia biển đảo Bái Tử Long (Quảng Ninh) được thành lập trên cơ sở nâng hạng và mở rộng diện tích của Khu bảo tồn thiên nhiên Ba Mùn, một số diện tích đất lâm nghiệp vốn đã được giao và cấp sổ lâm bạ cho các hộ gia đình trong giai đoạn 1994 - 1998, bị quy hoạch và trao quyền quản lý cho Ban quản lý. Theo số liệu rà soát năm 2002 – 2007, diện tích đất đang xảy ra tình trạng “một đất - hai chủ” gần 2.000 ha gồm đất thổ cư, đất an ninh quốc phòng và đất lâm nghiệp.


Trường hợp Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao La (Quảng Nam), hậu quả của quyết định mở rộng diện tích là tình trạng chồng lấn quyền sử dụng đất giữa Ban quản lý và số hộ gia đình thuộc huyện Tây Giang, Đông Giang. Do chưa rà soát chi tiết nên quy mô chồng lấn vẫn chưa xác định được.


Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chồng lấn thường liên quan đến những “lỗi” trong quá trình thực hiện giao đất, giao rừng, công tác quy hoạch, thành lập và mở rộng các khu rừng đặc dụng, bắt đầu từ giữa những năm 1990. Theo số liệu thống kê, 70% các trường hợp xảy ra chồng lấn là do các vườn quốc gia, khu bảo tồn được thành lập hoặc mở rộng trong giai đoạn 1995 - 2004. Với các yêu cầu kỹ thuật “đảm bảo diện tích bảo tồn phải liền khu, liền khoảnh”, cơ quan tư vấn đôi khi buộc phải khoanh một cách cơ học trên bản đồ, bao gồm cả diện tích đất đã có chủ.


Vào thời điểm trước những năm 2005, chính quyền địa phương các tỉnh bắt đầu quan tâm hơn tới các vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học. Dự án thành lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn cũng tương tự như các dự án phát triển khác do nhà nước cấp ngân sách là buộc địa phương phải thực hiện. Các cơ quan được giao trách nhiệm chịu áp lực phải thành lập nên những vấn đề về chồng lấn quyền sử dụng đất sẽ bị “bỏ qua” hoặc diễn giải “giảm nhẹ” đi.


Ngân sách đầu tư hàng năm cho vườn quốc gia, khu bảo tồn thường được cân đối và phân bổ trực tiếp từ ngân sách trung ương hoặc địa phương, còn hạn chế và có sự khác biệt rất lớn về cơ hội nhận đầu tư, khả năng tự chủ ngân sách giữa các vườn quốc gia thuộc Bộ và các vườn quốc gia, khu bảo tồn do địa phương quản lý. Đây là động lực khiến các vườn quốc gia, khu bảo tồn cố gắng quy hoạch hoặc mở rộng diện tích để “thăng hạng” bất chấp tình trạng chồng lấn.


Cơ quan tư vấn giữ vai trò mấu chốt trong việc lựa chọn quy mô, vị trí ranh giới khi quy hoạch nhưng họ lại có ít trách nhiệm pháp lý khi xảy ra tranh chấp. Nhiều khu vực chồng lấn được xác định do có sự sai lệch trong việc áp dụng các công cụ bản đồ lâm nghiệp đo vẽ trước đây và hệ thống bản đồ địa chính đang áp dụng hiện nay.


* Những hệ lụy và khuyến nghị


Hậu quả là vấn đề chồng lấn không chỉ xảy ra trên đất, mà còn xảy ra khi xác lập các quyền quản lý - bảo vệ - tiếp cận và hưởng lợi từ tài nguyên đất và rừng. “Chủ đất - chủ rừng” dẫn tới những khó khăn đối với các hoạt động tuần tra, quản lý và bảo vệ rừng của các Ban quản lý, còn người dân địa phương từ bỏ quyền tham gia quản lý và bảo vệ rừng của mình.


Việc áp dụng các quy định “bảo tồn nguyên vẹn và/hoặc quản lý, bảo vệ chặt chẽ” của Luật Bảo vệ Phát triển rừng 2004, càng làm trầm trọng thêm mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Ban quản lý và cộng đồng địa phương.


Với những diện tích người dân trồng rừng, khai thác gỗ vì mục đích thương mại khi ở trạng thái chồng lấn trong khu vực rừng đặc dụng, thì tính hợp pháp của gỗ trở nên rất khó định nghĩa và chứng thực. Đây là rào cản chính khiến các diện tích rừng mỡ tại bản Cuôn, xã Côn Minh, huyện Na Rì (Bắc Kạn) không được cấp phép dù đã đến chu kỳ khai thác.


Trong các trường hợp chồng lấn sẽ là bất khả thi khi xác định “chủ sở hữu” của các hàng hóa carbon rừng, từ đó ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận thị trường và hưởng lợi từ carbon. Một số địa phương dù đã có phương án giải quyết tình trạng chồng lấn nhưng lại chưa thể tìm được nguồn tài chính chi trả.


Tình trạng chồng lấn dù chưa dẫn tới những tranh chấp, xung đột nghiêm trọng, nhưng do chưa được giải quyết triệt để dẫn tới những thách thức trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên.


Ông Hà Huy Anh, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn quản lý tài nguyên cho rằng Nhà nước phải tiến hành rà soát lại toàn bộ tình trạng chồng lấn quyền sử dụng đất trong hệ thống rừng đặc dụng, để xây dựng phương án giải quyết đồng bộ cả về mặt pháp lý, kỹ thuật, tài chính và thể chế.


Cơ quan chức năng cần tổng kết đánh giá mô hình thí điểm chính sách chia sẻ lợi ích và xem xét triển khai, áp dụng trên toàn quốc, đặc biệt ưu tiên tại các khu vực có tình trạng chồng lấn. Đồng thời rà soát, xác định lại các nguồn kinh phí có thể vận dụng cho xây dựng mô hình “đồng quản lý” rừng trên các khu vực có tranh chấp quyền sử dụng đất tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn…


Trên cơ sở rà soát, xem xét để điều chỉnh lại các tiêu chí quy hoạch rừng đặc dụng, áp dụng cách tiếp cận đa ngành trong quy hoạch. Yêu cầu này là đặc biệt cần thiết khi Thủ tướng Chính phủ mới có quyết định cuối tháng 10/2014 ban hành Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

 

Minh Nguyệt
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cần giải quyết tình trạng chồng lấn quyền sử dụng đất trong hệ thống các khu rừng đặc dụng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI