Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Chủ nhật, 19/01/2025, 00:11:55 AM (GMT+7)
Cần có chính sách và nguồn lực cho chương trình giảm nghèo đô thị
(10:07:27 AM 06/12/2011)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội toàn diện là bước đi tất yếu nhằm hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống toàn diện. Đây là một khuyến nghị chủ đạo trong báo cáo cập nhật về tình trạng Nghèo đô thị năm 2011 vừa được tổ chức ActionAid Việt Nam và Oxfam công bố ngày 5/12/2011 tại Hà Nội.
Cần có chính sách và nguồn lực cho chương trình giảm nghèo đô thị -Ảnh minh họa
Báo cáo này là kết quả của hoạt động theo dõi nghèo đô thị vòng 4 năm 2011 thuộc Sáng kiến theo dõi nghèo thời kỳ hậu WTO của tổ chức ActionAid Việt Nam và Oxfam được khởi xướng từ năm 2008. Nghiên cứu vòng 4 được hai tổ chức này phối hợp với các đối tác địa phương thực hiện tại một số phường/xã thuộc ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 7 năm 2011. Các thông tin thu được dựa trên thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu với sự tham gia của 512 người trong đó có 296 nữ và phỏng vấn phiếu hỏi với 180 công nhân nhập cư trong đó có 107 nữ.
Mặc dù nghèo về thu nhập đã ở mức thấp (6,9% so với mức 17,4% ở nông thôn theo dữ liệu của Tổng cục thống kê tháng 6, 2011) chất lượng cuộc sống ở đô thị còn nhiều mặt hạn chế cần tập trung giải quyết, đặc biệt là tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, nhà ở, dịch vụ nhà ở, giáo dục và y tế. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy người dân nghèo đô thị đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như thiếu nguồn nhân lực, thiếu khả năng chuyển đổi sinh kế, thiếu vốn xã hội, hạn chế trong tiếp cận dịch vụ công, môi trường sống kém tiện nghi và thiếu an toàn. Người nhập cư nghèo còn chịu thêm bất lợi đặc thù về chi phí cuộc sống cao ở đô thị và thiếu hòa nhập xã hội. Đa số người nghèo bản xứ và nghèo nhập cư đều tiếp cận kém với hệ thống an sinh xã hội, do làm việc trong khu vực phi chính thức tuy năng động nhưng bấp bênh và nhiều rủi ro.
Báo cáo cũng cho thấy người nghèo đô thị, bao gồm cả người bản xứ và người nhập cư, gặp nhiều bất lợi khi đối mặt với đa cú sốc, điển hình là lạm phát cao trong năm 2011. Giá cả tăng đã làm giảm sức mua, giảm chất lượng cuộc sống nhất là về dinh dưỡng và sức khỏe, giảm tiếp cận dịch vụ công, làm trầm trọng thêm các khó khăn cố hữu của người nghèo. Thông tin thu được từ cho thấy giá cả tăng cũng làm giảm mạnh tiền tiết kiệm và tiền gửi về nhà, gây bất ổn nghề nghiệp và căng thẳng trong quan hệ lao động của người nhập cư. Liên kết nông thôn - thành thị rất quan trọng với giảm nghèo nông thôn dẫn đến quan ngại khó khăn của người nhập cư sẽ ảnh hưởng bất lợi đến giảm nghèo bền vững trên bình diện cả nước.
Trước kết quả thu được về các vấn đề đang gặp phải của người nghèo tại đô thị, báo cáo kêu gọi chính phủ cần có các chính sách mạnh mẽ và phân bổ nguồn lực thích đáng hơn nữa cho chương trình giảm nghèo đô thị. Sự đầu tư này tuy nhiên cần được dựa trên việc phân tích các yếu tố đa chiều của nghèo và nhấn mạnh tầm quan trọng của giảm nghèo đô thị với giảm nghèo nông thôn.
Trong bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra, người nhập cư là một bộ phận hữu cơ trong sự phát triển của các đô thị Việt Nam. Báo cáo còn đưa ra khuyến nghị cần thiết kế các chính sách hỗ trợ thích hợp hướng đến cả người nghèo bản xứ và người nhập cư, nhằm tách rời việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản với tình trạng hộ khẩu. Hỗ trợ người nhập cư góp phần đảm bảo các quyền cơ bản và thúc đẩy sự hòa nhập xã hội của họ. Vấn đề này cần có sự thay đổi trước hết từ quan điểm của các cơ quan lập chính sách, dựa trên nghiên cứu thấu đáo về vai trò của người nhập cư, hiểu rõ các khó khăn họ gặp phải, và phân tích tác động của chính sách hỗ trợ. Những tác động không mong muốn (ví dụ, gánh nặng về CSHT và quá tải dịch vụ công tại những nơi có đông người nhập cư) nên được coi là những thách thức cần vượt qua, không nên coi là lý do không ban hành chính sách hỗ trợ người nhập cư./.
........................................
Tham khảo :
Báo cáo bằng tiếng Anh và Tiếng Việt tại http://oxfaminvietnam.wordpress.com/resourcesbao-cao/
NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.