Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Bình Định: Bức xúc dự án lấp biển Quy Nhơn
(08:23:31 AM 10/06/2014)Ngày 9-6, UBND tỉnh Bình Định cho biết vẫn chưa có ý kiến chính thức đối với đề xuất dự án xây dựng khu đô thị lấn biển (KĐTLB) TP Quy Nhơn của Tập đoàn Phúc Lộc (tỉnh Ninh Bình). Hiện tỉnh Bình Định đang tập hợp ý kiến của các cơ quan chức năng để có cơ sở xem xét dự án trên.
Xóa sổ bãi tắm đẹp
Ngày 25-4, Tập đoàn Phúc Lộc có văn bản gửi Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định về việc xin chủ trương đầu tư xây dựng KĐTLB TP Quy Nhơn theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao), đoạn nằm trong bãi tắm từ Mũi Tấn đến Khu Du lịch Ghềnh Ráng. Dự án bao gồm đại lộ ven biển với quy mô mặt cắt ngang 100 m, dài 5 km và khu đô thị với tổng diện tích quy hoạch 300 ha. KĐTLB bao gồm các khu: trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ; khách sạn, resort cao cấp; du lịch, giải trí; biệt thự, nhà liền kề; quảng trường trung tâm và bãi tắm công cộng.
Theo ông Lương Minh Tường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phúc Lộc, mục tiêu của dự án nhằm phát triển mở rộng quỹ đất trung tâm TP dựa trên nền tảng cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, xây dựng bộ mặt mới của TP Quy Nhơn với trục đường ven biển quy mô tầm cỡ khu vực, phát triển tương ứng với tiềm năng sẵn có tự nhiên cảnh quan chung của TP. Dự án sẽ thay đổi bộ mặt TP Quy Nhơn nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung, góp phần chỉnh trang mặt biển hiện hữu và đưa Quy Nhơn trở thành TP du lịch biển.
Bãi biển tuyệt đẹp của TP Quy Nhơn đang bị doanh nghiệp nhăm nhe “thôn tính”
Qua khảo sát, khu vực Tập đoàn Phúc Lộc đề xuất làm dự án là bãi tắm hình vầng trăng khuyết đẹp nhất trong nội thành Quy Nhơn có từ hàng trăm năm nay, với dải cát vàng thoai thoải, sóng êm, nước trong xanh. Do địa thế đắc địa nên đất đối diện bãi tắm ở phía bên kia các tuyến đường ven biển được cho là “đất vàng”, có giá đắt nhất hiện nay ở nội thành Quy Nhơn với khoảng 80 triệu đồng/m2. Theo dự án, toàn bộ bãi tắm có chiều dài 5 km sẽ bị xóa sổ, thay vào đó là tuyến đường ven biển và khu đô thị “đất vàng” do Tập đoàn Phúc Lộc quản lý, kinh doanh.
Kiên quyết bảo vệ
Sau khi nhận được công văn trên, đầu tháng 5, UBND tỉnh Bình Định đã chuyển cho các sở, ngành và cơ quan chức năng tham gia ý kiến. Hội Kiến trúc sư (KTS) tỉnh Bình Định cho rằng việc lấn biển theo như đề nghị của nhà đầu tư sẽ không tái tạo được bãi biển như hiện nay, dẫn đến hậu quả không tốt về kinh tế, du lịch, ảnh hưởng các danh thắng, di tích liên quan. “Quan điểm của chúng tôi là không thể đánh đổi cảnh quan thiên tạo hiếm có cộng với bề dày các giá trị nhân văn, văn hóa để lấy một dự án nhân tạo” - KTS Nguyễn Huỳnh, Chủ tịch Hội KTS tỉnh Bình Định, nhận định.
Ông Đặng Trung Thành, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định, nói: “Cá nhân tôi cho rằng dự án trên không phù hợp. Nhà đầu tư nói mục tiêu dự án nhằm tạo ra quỹ đất là chưa thuyết phục vì TP Quy Nhơn hiện vẫn còn hàng ngàn hecta đất chưa được đầu tư kết cấu hạ tầng để phát triển đô thị. Ngoài ra, nếu dự án hình thành, việc làm biến đổi dòng hải văn có khả năng gây bồi lấp cửa Thị Nại, hủy hoại nghiêm trọng môi trường sinh thái vịnh Quy Nhơn”.
Ông Đào Quý Tiêu, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Định, cho biết đề xuất xây dựng KĐTLB TP Quy Nhơn của nhà đầu tư khá mơ hồ nên không có cơ sở thực hiện. Hơn nữa, mức độ phức tạp của dự án này rất lớn, không riêng gì về kỹ thuật mà còn có cả vấn đề văn hóa, lịch sử, xã hội và việc phát triển du lịch, cảng biển.
Không riêng gì cơ quan chức năng, người dân địa phương cũng phản ứng dữ dội khi nghe tin Tập đoàn Phúc Lộc đề xuất xây dựng KĐTLB TP Quy Nhơn. “Bãi tắm biển Quy Nhơn là một bãi tắm tuyệt đẹp với vẻ hoang sơ, được thiên nhiên ban tặng cho người dân địa phương từ bao đời nay. Không lý do gì để doanh nghiệp hay cá nhân nào phá vỡ nó, lấy làm riêng cho mình” - ông Nguyễn Văn Hào (67 tuổi, ngụ đường Trần Phú, TP Quy Nhơn) quả quyết.
Giữ nguyên hiện trạng
Ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết hầu hết các ý kiến của cán bộ, công chức và người dân đều phản đối dự án KĐTLB TP Quy Nhơn. “Quan điểm cá nhân của tôi, đây là dự án phản khoa học, dễ gây vỡ cảnh quan môi trường sinh thái biển. Bãi biển Quy Nhơn cần phải được giữ nguyên hiện trạng và phải làm sao cho nó ngày càng xanh, sạch, đẹp để hấp dẫn du khách” - ông Lộc nhấn mạnh.
Theo ghi nhận, Tập đoàn Phúc Lộc hiện đang triển khai thực hiện nhiều dự án lớn ở tỉnh Bình Định với kinh phí đầu tư hàng ngàn tỉ đồng/dự án. Tuy nhiên, đặc điểm chung của các dự án này là lúc đầu triển khai rầm rộ nhưng sau đó thì ì ạch, thậm chí có công trình xây dựng dở dang rồi bỏ đó.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.