»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:51:56 AM (GMT+7)

Biết lâm tặc phá rừng, địa phương vẫn bó tay

(14:22:27 PM 09/04/2022)
(Tin Môi Trường) - Dù biết chuyện, các cơ quan chức năng địa phương vẫn không có biện pháp ngăn chặn lâm tặc đốn hạ gần 400 ha rừng ở huyện Ea Súp (Đắk Lắk).

Ngày 8/4, lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk và Chi cục Kiểm lâm vùng 4 vẫn đang tổ chức khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ phá rừng quy mô lớn nhất từ trước tới nay trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Ông Nguyễn Quốc Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk, cho biết tổng diện tích rừng bị phá tại tiểu khu 205 khoảng 382 ha.

 
Phá rừng khi cán bộ bị Covid-19
 
Vụ phá rừng nghiêm trọng xảy ra chủ yếu trên tiểu khu 205, do UBND xã Ya Tờ Mốt (huyện Ea Súp) bảo vệ, quản lý. Tại hiện trường, trên diện tích rộng lớn, hàng nghìn cây rừng có đường kính khoảng 20 cm bị cưa hạ nằm ngổn ngang. Nhiều cây lá còn xanh, thân đang chảy nhựa.
 
Biết[-]lâm[-]tặc[-]phá[-]rừng,[-]địa[-]phương[-]vẫn[-]bó[-]tay
Gần 400 ha rừng bị tàn phá nhưng cơ quan chức năng địa phương không biết.
 
Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện Ea Súp, ngày 1/4, đơn vị nhận được chỉ đạo của Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk về vụ phá rừng nói trên. Cùng ngày, đơn vị phối hợp với các đơn vị khác vào kiểm tra, phát hiện tại tiểu khu 205 có khoảng 100 ha (thời điểm mới phát hiện - PV) có cây rừng vừa bị hạ. Trước đó, cuối tháng 2, kiểm lâm địa bàn cũng đã phối hợp cùng tổ tuần tra của xã kiểm tra phát hiện 3 vị trí rừng bị phá tại khu vực này với diện tích khoảng 3 ha.
 
Lý giải về việc rừng bị tàn phá quy mô lớn nhưng không hay biết, Hạt Kiểm lâm huyện Ea Súp cho rằng vào tháng 3, tại đơn vị có tới 13/17 người bị nhiễm SARS-CoV-2 nên không tiếp cận địa bàn để tuần tra kiểm soát, ngăn chặn các hành vi vi phạm. Từ đó, dẫn đến một số địa bàn xảy ra nhiều vụ vi phạm như khai thác, tàng trữ lâm sản, phá rừng trái pháp luật nhưng không kịp thời phát hiện.
 
Tương tự, trả lời câu hỏi vì sao diện tích rừng bị phá lên đến gần 400 ha nhưng chủ rừng không phát hiện, ông Vũ Văn Quảng, Phó chủ tịch UBND xã Ya Tờ Mốt, cho rằng trước đây, rừng đã bị phá một phần. Rừng ở đây chủ yếu cây nhỏ, các đối tượng phá vào 1-2 đêm mưa, đường xa, lực lượng bán chuyên trách của xã không phát hiện kịp thời. Vụ phá rừng này có tổ chức, nhiều người cùng tham gia mới phá được như vậy.
 
Nhiều lần báo với chủ rừng
 
Theo báo cáo nhanh của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, ngày 29/3, Chi cục Kiểm lâm nhận được tờ trình của Công ty TNHH Đất Vàng Ban Mê về việc có nhiều lâm tặc phá rừng tại các tiểu khu 202, 205, 218, xã Ya Tờ Mốt. Khu vực này, Công ty TNHH Đất Vàng Ban Mê đang khảo sát hiện trạng rừng và đất đai lập dự án trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng, trồng cây ăn trái, cây nông nghiệp.
 
Ngày 30/3, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk cũng nhận được thông tin phá rừng trên địa bàn huyện Ea Súp do Chi cục Kiểm lâm vùng 4 cung cấp. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Ea Súp, Đội Kiểm lâm cơ động phối hợp cùng Chi cục Kiểm lâm vùng 4 kiểm tra, xác minh thông tin. Như vậy, vụ phá rừng quy mô lớn, có tổ chức song các cơ quan chức năng của huyện Ea Súp không phát hiện để kịp thời ngăn chặn.
 
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Hoàng Em, Giám đốc Công ty TNHH Đất vàng Ban Mê, khẳng định trong quá trình khảo sát lập dự án, công ty phát hiện vào ban đêm, nhiều nhóm người đã vào phá rừng. Mỗi lần nghe tiếng cưa máy hoặc thấy các đối tượng vào phá rừng, công ty đều gọi điện thông báo cho lãnh đạo UBND xã Ya Tờ Mốt. Nhiều lần, lực lượng của xã, kiểm lâm, công an vào hiện trường nhưng khi đến nơi thì những đối tượng phá rừng đã bỏ đi. Nóng ruột với tình trạng rừng liên tiếp bị phá, ngày 25/3, ông Hoàng Em đã gửi tờ trình lên Chi cục Kiểm lâm và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk đề nghị có biện pháp ngăn chặn.
 
"Trước đây, diện tích rừng này giao khoán cho 4 nhóm hộ, sau đó chuyển về UBND xã Ya Tờ Mốt quản lý, bảo vệ. Khi khảo sát, công ty cũng đã thỏa thuận hỗ trợ tiền trông coi, bảo vệ rừng tại tiểu khu 205 tổng số tiền hơn 6,6 tỉ đồng. Hiện công ty đã chuyển hơn 1,3 tỷ đồng cho 4 nhóm hộ", ông Hoàng Em cho biết thêm.

Củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án

 
Ngày 8/4, ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, cho biết đã chỉ đạo lực lượng chức năng khẩn trương điều tra vụ phá rừng quy mô lớn tại huyện Ea Súp. UBND tỉnh Đắk Lắk đang theo sát diễn biến vụ phá rừng này, cơ quan công an đang vào cuộc điều tra, xác minh. Quan điểm là cá nhân, tổ chức nào sai phạm đều sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
 
"Cơ quan chức năng đang củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án nhằm xử lý từng người có liên quan", ông Nghị nhấn mạnh.
 
(.Nguồn: https://zingnews.vn/biet-lam-tac-pha-rung-dia-phuong-van-bo-tay-post1308384.html)
(Nguồn: T/c Tri thức trực tuyến)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Biết lâm tặc phá rừng, địa phương vẫn bó tay

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI