Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Thứ bảy, 18/01/2025, 23:05:43 PM (GMT+7)
Bệnh lạ ở Quảng Ngãi, Hòa Bình là do nhiễm độc từ môi trường?
(23:34:07 PM 05/10/2011)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Một số người dân huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi và Mường Chiềng, Hòa Bình đang mắc phải những chứng bệnh “lạ” trên da. Có người đã tử vong.
>> Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ >> VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương >> Kết hợp chuyển đổi xanh, chuyển đổi số lĩnh vực môi trường để phát triển bền vững >> Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức >> Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
Hiện tượng dày sừng lòng bàn tay, bàn chân ở người dân tộc H'Rê
Theo nhận định ban đầu, có thể những bệnh nhân này bị mắc bệnh do những ảnh hưởng từ môi trường sống.
Từ tháng 5/2011 đến nay, có 53 người dân tộc H’Rê ở bốn xã Ba Điền, Ba Xa, Ba Ngạc, Ba Vinh (huyện Ba Tơ), Quảng Ngãi mắc một chứng bệnh lạ: men gan tăng cao, phần mu và lòng bàn tay, bàn chân xuất hiện những đám sừng dày, có khi màu đỏ tía, lúc khô có bong vảy.
Tổng cộng có bốn bệnh nhân liên quan đến chứng bệnh này tử vong. Giới y khoa cho rằng đây là lần đầu tiên điều trị căn bệnh này và có người gọi đó là “bệnh lạ”.
Dày sừng lòng bàn tay, bàn chân
TS Nguyễn Hữu Sáu, Bệnh viện Da liễu TƯ, nơi tiếp nhận điều trị cho 5/49 bệnh nhân dày sừng bàn tay bàn chân đầu tiên được phát hiện, cho hay: bệnh nhân nhỏ tuổi nhất trong năm bệnh nhân đến viện là em bé 11 tuổi tên P.T.N., người nhiều tuổi nhất trong nhóm là 34 tuổi.
Theo lời bệnh nhân, khoảng 2-3 tuần trước đó, trên lòng và mu bàn tay họ xuất hiện những đám sừng dày, có bong vảy trắng dày. Có người sừng xuất hiện thành đám, nhưng cũng có bệnh nhân phần sừng mọc theo từng điểm. Các vùng khác trên cơ thể bệnh nhân không có thương tổn, bệnh nhân đến viện hoàn toàn tỉnh táo, ăn uống tốt.
Theo TS Sáu, đây là lần đầu tiên viện tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh này. Việc điều trị không khó, cả năm bệnh nhân đến nay đều đã ra viện và không có dấu hiệu tái phát. Hướng điều trị rất đơn giản, chỉ bằng nâng cao thể trạng cho bệnh nhân, cho truyền đường và bôi kem có tác dụng “bào” chống dày sừng và da, bôi kem chống khô da. Tuy nhiên, đây cũng là một căn bệnh khá lạ, đã có bốn trường hợp tử vong ở các gia đình có bệnh nhân, trong đó có một bé tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi.
Báo cáo của Sở Y tế Quảng Ngãi tháng 9/2011 cho thấy sau 49 bệnh nhân phát hiện hồi tháng 5/2011, tháng 8 vừa qua lại có thêm bốn bệnh nhân mới có những dấu hiệu dày sừng bàn tay bàn chân ở khu vực Ba Tơ.
Do người mắc bệnh đều là người dân tộc H’Rê, trao đổi với bệnh nhân để tìm căn nguyên khá khó khăn, nên Bộ Y tế đã giao Bệnh viện Da liễu TƯ thành lập đoàn công tác vào Ba Tơ xác minh, xem các yếu tố nước ăn uống, môi trường, thực phẩm, thuốc trừ sâu... ở khu vực này, nhằm tìm căn nguyên dẫn đến tình trạng dày sừng lòng bàn tay bàn chân ở Ba Tơ, Quảng Ngãi.
Đoàn công tác bắt đầu làm việc từ đầu tháng 10, do PGS.TS Trần Hậu Khang, giám đốc Bệnh viện Da liễu T.Ư, làm trưởng đoàn. Theo TS Sáu, là chứng bệnh “lạ” nhưng từ thực tế điều trị năm bệnh nhân đến viện, đây là chứng bệnh không nguy hiểm. Phán đoán ban đầu có thể bệnh nhân bị nhiễm độc (từ nước ăn uống, thực phẩm, môi trường...).
Khô da đậm sắc tố
Biểu hiện bệnh khô da sắc tố ở một số người sống ở Mường Chiềng, tỉnh Hòa Bình
Cùng lúc này ở Mường Chiềng, tỉnh Hòa Bình có một số bệnh nhân được phát hiện mắc chứng khô da, trên da có những đốm đen (chủ yếu ở vùng da hở), có lúc phần da bị đốm đen sụt xuống thấp hơn so với bề mặt da, tạo thành nhiều sẹo. Nhìn mặt bệnh nhân, người nào cũng nhăn nheo, rúm ró vì những đốm đen và vết sẹo trên mặt.
Theo ông Phạm Văn Hiển, nguyên viện trưởng Viện Da liễu TƯ, bệnh nhân ở Mường Chiềng mắc chứng khô da đậm sắc tố không phải là bệnh lạ mà là bệnh hiếm gặp.
Bệnh không gây tử vong ngay, nhưng người mắc bệnh cũng không thọ, dễ tử vong khi còn trẻ do người bệnh dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, dễ bị tác động bởi ánh sáng mặt trời (ánh nắng mặt trời khiến tình trạng bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu, làm bệnh nhân khô da mạnh mẽ hơn và có thể xuất hiện bọng trên da, sau khi bọng xẹp tiếp tục để lại sẹo).
Ông Hiển cho biết bệnh nhân mắc chứng khô da đậm sắc tố đã được phát hiện ở Hòa Bình năm 2007. Đây cũng là bệnh chưa xác định được căn nguyên, nhưng giới y khoa đang đặt giả thiết về một bộ gen nào đó bị “lỗi” ở bệnh nhân do hầu hết bệnh nhân là họ hàng. Ông Hiển cho rằng không có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh nhân khô da đậm sắc tố. Chỉ có thể giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân bằng hạn chế đi nắng, bôi kem chống khô da.
Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đều khó khăn nên ông Hiển cho rằng nếu không có sự tài trợ của các nhà hảo tâm, rất khó có kem ẩm và mềm da cho bệnh nhân do kem mắc tiền mà bệnh nhân thì nghèo, phải sử dụng kem lâu dài!
Theo Lan Anh
Tuổi trẻ
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.