»

Thứ bảy, 18/01/2025, 23:06:50 PM (GMT+7)

Bảo vệ nghiêm ngặt đất trồng lúa, đất rừng

(09:25:35 AM 28/09/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Đó là kiến nghị của nhiều nhà khoa học tham dự hội thảo lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm năm 2011-2015 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức ngày 27-9.

 

GS Đặng Hùng Võ nhìn nhận tình trạng khá nhiều biệt thự bỏ hoang tại Hà Nội là do đầu cơ vì quy hoạch, quản lý sử dụng đất còn nhiều bất cập (ảnh chụp tại khu đô thị Việt Hưng, quận Long Biên) - Ảnh: Xuân Long
 
 
Các nhà khoa học phê phán tình trạng sử dụng đất lãng phí tại các khu công nghiệp, đặc biệt là tình trạng chuyển đổi đất nông nghiệp làm sân golf, biệt thự, resort...
 
Báo cáo về thực trạng sử dụng đất 10 năm qua, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Nguyễn Mạnh Hiển thừa nhận tình trạng lãng phí đất thật sự nổi lên ở nhóm đất dành làm khu và cụm công nghiệp. Ông Hiển cho biết theo chỉ tiêu Quốc hội phê duyệt đến năm 2010 dành 100.000ha cho các khu, cụm công nghiệp, thực tế hiện nay đã thực hiện đạt chỉ tiêu này, nhưng với 267 khu công nghiệp của cả nước, tỉ lệ lấp đầy bình quân chỉ đạt 46%.
Lãng phí đất ở các khu công nghiệp
"Đất rừng cũng bị cắt bớt để làm thủy điện, mà thủy điện tại nhiều tỉnh đã trở thành vấn đề gay gắt, gây cộng hưởng lũ cho người dân. Ngay bản thân các quy hoạch sân golf, khu nghỉ dưỡng cũng có xu hướng cố làm cho dự án thật lớn, sau đó giữ đất cho biệt thự, thậm chí đầu cơ biệt thự xong rồi để hoang khiến quy hoạch trở nên méo mó"
GS ĐẶNG HÙNG VÕ
(nguyên thứ trưởng Bộ TN-MT)

Ông Hiển cho rằng việc làm khu công nghiệp ở một số địa phương có tình trạng không phù hợp với thực tế, nôn nóng trong phát triển kinh tế và thu hút đầu tư đã quy hoạch quá nhiều khu công nghiệp không phù hợp. Thậm chí bỏ qua thực tế các khu công nghiệp có tỉ lệ lấp đầy thấp nhưng vẫn đề nghị mở thêm nhiều khu, cụm công nghiệp khác.

Đề cập mặt tồn tại trong việc sử dụng đất, ông Hiển cho rằng chủ trương sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa nước, đã được một số địa phương thực hiện không đúng, tùy tiện, không tuân thủ các tiêu chí trong điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. “Có tình trạng mỗi địa phương vì lợi ích cục bộ, vì mục tiêu bằng mọi giá phải phát triển kinh tế của địa phương nên đã đề xuất quy hoạch thiếu tính đồng bộ, thiếu cân nhắc đến lợi ích chung” - ông Hiển nêu.
 
GS Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ TN-MT, dẫn chứng tình trạng lãng phí đất còn nổi lên ở các cụm công nghiệp do các tỉnh quyết định thành lập. Với 918 cụm công nghiệp được thành lập, ông Võ nêu số liệu khiến nhiều nhà khoa học giật mình, khi tổng diện tích đất được quy hoạch là 40.000ha nhưng mới đưa 7.500ha đất vào sử dụng, tỉ lệ lấp đầy chỉ đạt hơn 26%.
 
Nguy hiểm hơn, theo ông Võ, mặc dù quy hoạch đã có thừa đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhưng ở cấp địa phương hiện nay vẫn đang tồn tại một loại đất gọi là đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Đây chẳng qua là cách thức lách chủ trương để lấy đất ở ngoài khu công nghiệp, ngoài cụm công nghiệp sản xuất đơn lẻ.
 
Ngăn chặn kiểu quy hoạch lấy nhiều tài nguyên, nhiều đất
 
"Chúng ta lấy đất nông nghiệp để làm khu công nghiệp không thương tiếc, bây giờ chỉ có 46% diện tích được sử dụng, nếu quy hoạch tới đây tăng diện tích đất khu công nghiệp lên 200.000ha là không ổn"
 
Ông LÊ QUỐC DUNG
(nguyên phó chủ nhiệm
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội)

Về việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, viện trưởng Viện Kinh tế VN Trần Đình Thiên nhấn mạnh vấn đề quan trọng nhất cần phải làm rõ là quy hoạch đất đai hiện nay dựa trên cơ sở nào. Ông Thiên khẳng định thực trạng đất đai hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng nhất, từ chuyện đầu cơ, người dân khiếu nại về đất cũng nhiều nhất, đến việc đất rừng cho nước ngoài thuê.

 

“Cách vẽ quy hoạch hiện nay còn rất tham vọng, ví như cứ một tháng lại có một đô thị mới được quy hoạch. Trong điều kiện nguồn lực cực kỳ hạn chế nhưng muốn làm nhiều đô thị thì hỏi sao các khu đô thị không lẹt đẹt. Ngay quy hoạch khu công nghiệp cũng vậy, rất ít sử dụng lao động nhưng lại lấy rất nhiều tài nguyên, đất đai. Đây thật sự là một bi kịch vì quy hoạch đã lấy đất nông nghiệp cho công nghiệp nhưng không giải quyết việc làm, trong khi chúng ta thừa lao động, vậy nên không đúng với bản chất quy hoạch là phải gắn với việc giải quyết nhiệm vụ phát triển”-ông Thiên nhấn mạnh.
 
 
Nhiều nhà khoa học đã kiến nghị Quốc hội khi xem xét về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cần phải theo nguyên tắc bảo vệ nghiêm ngặt 3,8 triệu ha đất trồng lúa và diện tích đất rừng. “Quy hoạch thời gian qua mất rất nhiều diện tích, không gian cho biệt thự, resort, ngay đất đô thị cũng bị thị trường làm méo mó. Vì vậy trong quy hoạch cần phải xem xét diện tích đất tính tới hàng trăm năm, còn đất khu công nghiệp cũng không nên tăng thêm. Chúng ta lấy đất nông nghiệp để làm khu công nghiệp không thương tiếc, bây giờ chỉ có 46% diện tích được sử dụng, nếu quy hoạch tới đây tăng diện tích đất khu công nghiệp lên 200.000ha là không ổn”- nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Lê Quốc Dung kiến nghị.
 
“Việc làm quy hoạch phải theo hướng lấy một tấc đất nông nghiệp cũng cần phải suy nghĩ. Bây giờ nhiều loại lương thực chăn nuôi chúng ta đang phải nhập khẩu, vì vậy phải coi đất trồng lúa, trồng màu, trồng thức ăn dành cho chăn nuôi như ngô, khoai đều nằm trong ngưỡng phải bảo vệ” - nguyên phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn lưu ý.
 
Phát biểu kết luận, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu khẳng định thực tế sử dụng đất đai hiện nay có nhiều vấn đề nổi lên. Vì vậy trong quá trình xem xét, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, chắc chắn Quốc hội sẽ có ý kiến về một số vấn đề nổi cộm như tình trạng sử dụng đất trong khu công nghiệp, đất làm sân golf, khu resort.
 
 
XUÂN LONG (Tuổi trẻ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bảo vệ nghiêm ngặt đất trồng lúa, đất rừng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI