»

Thứ bảy, 23/11/2024, 23:20:13 PM (GMT+7)

Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp

(08:17:34 AM 25/11/2014)
(Tin Môi Trường) - Tối 24/11, tại Hà Nội, Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp”.

Bảo[-]tồn[-]đa[-]dạng[-]sinh[-]học[-]ở[-]Việt[-]Nam[-]-[-]thực[-]trạng[-]và[-]giải[-]pháp

Ảnh: minh họa

 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nêu rõ: Việt Nam là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao trên thế giới, được biết đến với nhiều loài động, thực vật quý hiếm; có hệ sinh thái cảnh quan nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Tràm chim, Vịnh Nha Trang... Đa dạng sinh học đã tạo nên môi trường cảnh quan tươi đẹp Việt Nam, đóng góp quan trọng trong du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt lĩnh vực nông - lâm - thủy sản. Vì vậy, việc tăng cường quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ góp phần bảo vệ, gìn giữ tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ mai sau mà còn góp phần quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội; phục vụ các yêu cầu của cuộc sống.


Trong thời gian qua, Việt Nam luôn quan tâm tới công tác quản lý đa dạng sinh học, nhiều văn bản pháp luật được ban hành và thực thi trong cuộc sống; hệ thống tổ chức, nguồn lực cho công tác quản lý đa dạng sinh học được tăng cường. Tuy nhiên, đa dạng sinh học ở Việt Nam vẫn cần phải được quan tâm đúng mức, phòng tránh nguy cơ suy giảm nghiêm trọng, dẫn đến một số loài quý hiếm bị tuyệt chủng. Do đó, hội thảo để tìm ra các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển nền kinh tế xanh cũng như xu thế toàn cầu hóa hiện nay.


Các đại biểu dự Hội thảo đã tập trung tham luận, trao đổi về các vấn đề như: Thực trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam; những vấn đề bấp cập trong công tác quản lý nhà nước về đa dạng sinh học; một số kinh nghiệm quốc tế về quản lý đa dạng sinh học; các giải pháp ngăn chặn tình trạng suy giảm đa dạng sinh học...


Theo các đại biểu, đa dạng sinh học là yếu tố nền tảng của môi trường tự nhiên; không những có vai trò quan trọng đối với môi trường mà còn có giá trị về mặt khoa học, văn hóa, lịch sử, giá trị kinh tế và nhiều giá trị tinh thần khác. Chính vì vậy, bảo vệ, quản lý đa dạng sinh học không chỉ là mối quan tâm của mỗi quốc gia mà là vấn đề toàn cầu.


Việt Nam hiện có 164 khu rừng đặc dụng với diện tích bảo tồn đa dạng sinh học trên 2,2 triệu ha; trên 21.179 loài động vật, 15.986 loài thực vật, 3.000 loài vi sinh vật và nấm; nhiều hệ sinh thái đặc trưng... Để bảo tồn đa dạng sinh học, các đại biểu cho rằng cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc: tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng; tổ chức kiểm tra việc săn bắt, vận chuyển, tiêu thụ.

Mặt khác, tăng cường và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các lực lượng để trao đổi, chia sẻ, xử lý thông tin về các đối tượng và tương trợ tư pháp về điều tra hình sự đối với các tội phạm môi trường, nhất là đấu tranh chống “lâm tặc”, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; xử lý nghiêm minh, dứt điểm các vụ vi phạm.

Nguyễn Cường
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI