»

Chủ nhật, 19/01/2025, 09:24:39 AM (GMT+7)

Báo động tình trạng quy hoạch thuỷ điện tuỳ tiện

(09:03:21 AM 12/11/2012)
(Tin Môi Trường) - Cả nước có hơn 2.100 hồ chứa có dung tích mỗi hồ chứa từ 0,5 triệu m3 trở lên với dung tích trữ nước gần 41 tỉ m3.

 

thuy[-]dien
 
Năm ngoái, thủy điện An Khê đột ngột xả lũ đã khiến người dân sinh sống ven sông Ba (Bình Định) điêu đứng bởi cây cối hoa mầu, súc vật đều bị dòng nước cuốn chìm, nhấn trôi. 

PGS.TS Lê Bắc Huỳnh (hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam) cho rằng việc quy hoạch hồ chứa mới chỉ có đánh giá tác động môi trường (ĐTM) mà chưa đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) nên chưa đánh giá đầy đủ hết những tác động mà dự án gây ra, nhất là đến tài nguyên nước.

 

Hiện việc phân cấp quy hoạch hồ chứa vừa và nhỏ do UBND các tỉnh phê duyệt, thường thiếu sự phối hợp kiểm tra giám sát của các ngành ở trung ương, dẫn tới tình trạng quy hoạch liên tục được điều chỉnh theo hướng tăng về số lượng các hồ chứa Đặc biệt, việc quy hoạch này lại do cấp có thẩm quyền quyết định mà không tham vấn ý kiến của địa phương nơi công trình được xây, chỉ khi xây người dân mới biết nên khó hài hoà được lợi ích, tăng nguy cơ tác động tới cộng đồng dân cư.

 

Theo TS Đào Trọng Tứ (nguyên phó tổng thư ký uỷ ban Sông Mekong Việt Nam), theo một nghiên cứu gần đây nhất của Trung Quốc về thuỷ điện, ĐTM chỉ đánh giá được 0,5% những gì trong thực tế.

 

Ông Nguyễn Vũ Trung (cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường, bộ Tài nguyên và môi trường) lý giải: hầu hết các quy hoạch thuỷ điện tại Việt Nam đều làm trước năm 2005, khi luật Bảo vệ môi trường 2005 chưa ra đời nên việc làm ĐMC là không thể. Luật năm 2005 có đưa ĐMC vào nhưng lại không bao quát đầy đủ các loại hình quy hoạch mà cần phải đánh giá. Hiện bộ đang đưa vấn đề phân không gian bảo vệ môi trường, ngưỡng giới hạn khuyến cáo các quy hoạch phát triển... vào luật sửa đổi. Đây sẽ là công cụ chủ động của cơ quan quản lý môi trường, còn thẩm định ĐTM, ĐMC chỉ là việc thụ động.

 

TS Huỳnh đề xuất: quy định về việc cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt cho phát điện phải thực hiện ngay trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư nhằm đảm bảo đã có các giải pháp kỹ thuật công trình cần thiết để chống lũ, cấp nước, đẩy mặn cho hạ lưu, đảm bảo thông thương cho các loài thuỷ sinh, loại trừ các đoạn sông chết do xây dựng công trình.

 

Ông Trần Việt Hoà (vụ Khoa học và công nghệ, bộ Công thương) cho biết, từ năm 2006 ngân hàng Thế giới thông qua viện Môi trường Stockholm đã tiến hành nghiên cứu về ĐMC cho các kế hoạch thuỷ điện trong tổng sơ đồ 6, nhằm đưa ra phương pháp tiếp cận cho tổng sơ đồ 7. Họ khuyến cáo nên bỏ hay thay đổi các thuỷ điện có hồ chứa chiếm diện tích lớn bằng các thuỷ điện đập dâng, cột nước thấp, chiếm diện tích nhỏ hơn nhằm bảo vệ thảm thực vật.

 

(Nguồn: Thanh Tuyền /SGTT)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Báo động tình trạng quy hoạch thuỷ điện tuỳ tiện

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI