Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Bão đến quá sớm
(17:13:37 PM 31/03/2012)“Trong ngày 30.3, bão số 1 di chuyển chậm với tốc độ khoảng 5 km/giờ nhưng mạnh thêm 2 cấp so với một ngày trước đó, từ cấp 8 lên cấp 10. Chiều cùng ngày, tâm bão cách đảo Phú Quý trên 200 km về phía đông đông nam. Dự báo, trong 24 giờ tới, bão sẽ di chuyển theo hướng tây và tây tây bắc, áp sát bờ biển các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu. Đến khoảng trưa và chiều nay, bão bắt đầu di chuyển nhanh hơn và dự kiến sẽ đổ bộ vào bờ vào khoảng trưa và chiều ngày 1.4”, ông Tăng nói.
Với hướng di chuyển như đã nêu, theo nhận định của chúng tôi, chiều và tối nay 31.3, tâm bão số 1 sẽ đi qua đảo Phú Quý trước khi đổ bộ vào các tỉnh Nam Trung bộ, trong đó trọng tâm là tỉnh Bình Thuận với cường độ mạnh cấp 8. Các tỉnh từ Phú Yên và Bình Thuận sẽ có gió mạnh từ cấp 6 trở lên, vùng tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 9.
Đổ bộ vào đất liền, bão số 1 sẽ gây ra một đợt mưa tương đối lớn ở các tỉnh từ Phú Yên đến Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai và Lâm Đồng. Mưa bắt đầu xuất hiện vào đêm nay 31.3 và cấp tập trong ngày 1.4 với lượng phổ biến từ 50 - 70 mm. Tổng lượng mưa ở vùng tâm mưa sẽ lớn hơn, vào khoảng trên dưới 200 mm.
Trên các sông từ Phú Yên đến Bình Thuận, Đồng Nai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng có khả năng xuất hiện một đợt lũ. Người dân và các cấp chính quyền vùng trũng, nguy cơ xảy ra ngập lụt và sạt lở đất cần chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh thích hợp, trong đó đặc biệt lưu ý đến vận hành hồ chứa an toàn trong điều kiện một số hồ thủy điện, chẳng hạn như thủy điện sông Ba Hạ đang đầy nước.
Thưa ông, ngay từ tháng 3 bão đã xuất hiện trên biển Đông và hướng thẳng vào đất liền nước ta có phải là một hiện tượng bất thường?
Đây là cơn bão đến sớm nếu không muốn nói là quá sớm trong mùa mưa bão. Bình thường, tháng 6 mới vào mùa mưa bão. Theo chuỗi số liệu thống kê chúng tôi có được, trong 41 năm qua chỉ có 11 cơn bão hoạt động trên biển Đông trong khoảng thời gian từ tháng 4 đổ về trước. Tuy nhiên, chỉ có 7 cơn ảnh hưởng đến nước ta, trong đó duy nhất chỉ có 1 cơn đổ bộ vào miền Trung.
|
Nhiều người cho rằng bão số 1 hoạt động trên vùng biển các tỉnh phía nam ngay từ đầu mùa mưa bão là một hiện tượng bất bình thường. Tuy nhiên, với chúng tôi, đó là hiện tượng hợp quy luật. Vì đa phần các cơn bão xuất hiện sớm đều hoạt động trên vùng biển các tỉnh phía nam, những cơn bão “chính vụ” mới có xu hướng dịch chuyển dần từ bắc vào nam.
Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng (BCH BĐBP) tỉnh Quảng Ngãi cho biết đến chiều 30.3, 2 tàu cá và 23 ngư dân ở xã Bình Châu, H.Bình Sơn bị hỏng máy, trôi dạt trên vùng biển phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa vẫn chưa được cứu hộ. Đó là tàu cá QNg-90046 TS của ông Phạm Văn Mãng, trên tàu có 12 ngư dân và tàu cá QNg-90252 TS của ông Phạm Văn Quang, trên tàu có 11 ngư dân. 2 tàu cá này đã cột dính lại với nhau và trôi dạt tự do với tốc độ khoảng 1,8 - 2 hải lý/giờ. Các lực lượng chức năng Quảng Ngãi đã liên lạc với các tàu cá đánh bắt trong khu vực chạy đến ứng cứu.
Thông tin từ BCH BĐBP tỉnh Phú Yên, hiện vẫn còn 220 tàu đánh bắt cá ngừ đại dương với 2.045 lao động đang hoạt động trong vùng biển nguy hiểm, chịu ảnh hưởng của cơn bão số 1. BĐBP liên tục thông tin hướng di chuyển của bão, đồng thời yêu cầu các phương tiện ra khỏi vùng nguy hiểm và tìm nơi tránh trú. Hiện Phú Yên bắt đầu có mưa và theo dự báo, nếu mưa lớn trên diện rộng thì sẽ có nguy cơ mất trắng hơn 20.000 ha lúa đông xuân đang chuẩn bị thu hoạch.
Bình Định hiện có hơn 7.700 tàu cá với trên 42.500 lao động đang hoạt động trên biển, trong đó, có khoảng 2.900 tàu đánh bắt xa bờ, chủ yếu ở các ngư trường phía nam và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. BCH BĐBP tỉnh cho biết, hầu hết số tàu thuyền trên biển đã nhận được thông tin bão số 1 và di chuyển cách xa vùng nguy hiểm.
Theo Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hòa, đến 16 giờ chiều hôm qua, BĐBP tỉnh đã liên lạc và hướng dẫn cho 266 tàu cá (2.455 ngư dân) đang khai thác ở khu vực biển Trường Sa, Ninh Thuận, Bình Thuận… tìm nơi trú ẩn an toàn.
Đến trưa 30.3, đã có 2.430/2.585 tàu thuyền của tỉnh Ninh Thuận được neo đậu tại các bến, cảng cá. BCH BĐBP tỉnh đã liên lạc với 12 tàu cá của tỉnh này đang hoạt động trên vùng biển Kiên Giang và 143 tàu cá hoạt động ven bờ Ninh Thuận - Bình Thuận và đã kêu gọi vào bờ tìm nơi trú ẩn an toàn.
Tính đến chiều tối qua, Bình Thuận đã kêu gọi 463 tàu (4.098 lao động) đang đánh bắt ngoài khơi xa vào đến bờ an toàn. Hiện chỉ còn 26 tàu của Bình Thuận ở khu vực quần đảo Trường Sa và 13 chiếc tại khu vực tây nam đảo Côn Sơn nhưng đã vào trú ẩn an toàn. Riêng tại huyện đảo Phú Quý vẫn còn 92 tàu cá (khoảng 270 lao động) chưa vào bờ. Trên địa bàn tỉnh có đến 33 điểm dân cư (hơn 30.000 người) cần phải chuẩn bị sơ tán nhanh tránh bão. Đó là chưa kể khoảng 83 điểm dân cư (hơn 8.000 người) các huyện có nguy cơ sạt lở núi khi có mưa lớn. Tỉnh đề nghị Ủy ban TKCN T.Ư điều máy bay trực thăng đưa cán bộ đất liền ra đảo giúp đồng bào Phú Quý đối phó với bão số 1. Cùng ngày, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn TP.HCM đã có công điện khẩn yêu cầu ngư dân và các chủ phương tiện tàu thuyền chấp hành lệnh nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi kể từ 0 giờ, ngày 31.3 cho đến khi có lệnh mới. BCH BĐBP TP kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ cửa sông, cửa biển không cho tàu thuyền ra khơi, đồng thời kêu gọi các tàu thuyền tìm nơi tránh trú an toàn
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, tối qua 30.3, gió mùa đông bắc tràn về đã ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc bộ. Hôm nay 31.3, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc và Trung Trung bộ. “Các tỉnh nêu trên sẽ có mưa nhỏ, nhưng gió đông bắc sẽ thổi mạnh trong đất liền, khoảng cấp 3 - cấp 4. Trời trở rét trong ngày 31.3 nhưng sang ngày 1.4, trưa chiều mây vỡ, trời hửng nắng, chỉ còn rét về đêm và sáng sớm”, ông Tăng cho biết. Vịnh Bắc bộ và vùng biển ngoài khơi Trung bộ có gió đông bắc mạnh cấp 7 - cấp 8, giật cấp 9 - cấp 10.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.