»

Thứ bảy, 23/11/2024, 15:55:56 PM (GMT+7)

Aladin để tóc đuôi sam, đúng hay sai?

(10:44:32 AM 17/11/2013)
(Tin Môi Trường) - Trang mở đầu cuốn truyện tranh Aladin và cây đèn thần (NXB Dân Trí) có hình ảnh Aladin là một chú bé để tóc đuôi sam, làm dấy lên tranh luận về nguồn gốc của một trong những nhân vật nổi tiếng nhất bộ truyện Nghìn lẻ một đêm và cũng rất quen thuộc với bạn đọc VN.

 

Một tờ báo đã chỉ trích việc phát hành truyện tranh nói trên vì cho rằng sẽ khiến trẻ em tưởng Aladin là người Mãn Thanh. Ngay sau đó, NXB Dân Trí và một số bạn đọc cho rằng hình vẽ như thế không có gì sai vì trong truyện gốc nói rằng Aladin là người Trung Quốc!

 


Một bản Nghìn lẻ một đêm tiếng Ả Rập những năm 1500

 

Chúng tôi đã nghiên cứu những tư liệu cổ tiếng Ả Rập, Anh, Pháp xuất bản trước năm 1800 có liên quan đến tác phẩm, và những hình minh họa đầu những năm 1800, để cố gắng làm sáng tỏ thông tin về nhân vật Aladin.

 

Nghìn lẻ một đêm là một tuyển tập rất nhiều truyền thuyết của nhiều quốc gia khác nhau quanh khu vực Ả Rập, Ba Tư, Ấn Độ, các truyền thuyết này được ghi chép cả nghìn năm trước khi được nhà phiêu lưu người Pháp Antoine Galland đem phổ biến ở châu Âu bắt đầu bằng bản dịch tiếng Pháp vào năm 1704. Aladin và cây đèn thần là truyện thuộc hàng nổi tiếng nhất trong tuyển tập, và cũng gây nhiều tranh cãi vì truyện này chỉ thuộc nhóm tác phẩm mở rộng được bổ sung muộn màng vào tuyển tập. Bản dịch truyện Aladin của Galland bắt đầu bằng câu: “Ở thủ đô của một trong những vương quốc giàu có và rộng lớn nhất của Trung Hoa, có một người thợ may tên là Mustapha. Ông có người con, tên là Aladin". Nếu không hiểu rõ sẽ vội vã suy diễn Aladin là người Trung Quốc, mà người Trung Quốc thường được tưởng tượng là người Hán. Nhưng thật ra Aladin lại là người gốc Phi theo đạo Hồi.

 

Hình ảnh Aladin và phù thủy châu Phi trong truyện tranh Aladin và cây đèn thần NXB Dân Trí

 

Các dị bản của truyện dù khác nhau nhưng đều có nhân vật quan trọng là lão phù thủy châu Phi, được mô tả là "nhìn ngoài đã thấy là người bản xứ châu Phi". Lão nhận là em trai duy nhất của Mustapha, lão rời quê hương từ trẻ, từng đi qua Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập, Syria, Ai Cập, rồi cuối cùng mới sang châu Phi và ở đó suốt phần còn lại của cuộc đời. Ban đầu mẹ Aladin nói rằng không có người chú nào như thế, vì theo bà biết thì em trai của chồng đã chết từ nhỏ. Chỉ sau khi cùng ăn tối và nói chuyện một hồi lâu thì bà mới bị thuyết phục rằng đó đúng là chú ruột của Aladin. Công chúa trong truyện được mô tả là người phụ nữ da nâu đẹp tuyệt trần. Như vậy phụ nữ bản xứ có nước da màu nâu. Phù hợp với phân tích này, trong tất cả các bản vẽ minh họa đầu thế kỷ 19, lão phù thủy được vẽ da đen sẫm, còn Aladin ăn mặc theo kiểu Hồi giáo với nước da sáng hơn, vì bố là người châu Phi da đen, mẹ là người Trung Á da nâu.

 

Để làm rõ khái niệm châu Phi trong truyện này, ta phải xét văn hóa khu vực có con đường tơ lụa trên bộ và trên biển nối liền khu vực rộng lớn nói trên (Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập, Syria, Ai Cập). Với người khu vực này, nhắc tới châu Phi ý là nói phần châu Phi phía nam sa mạc Sahara rộng lớn, người ở đó có nước da đen, và không thuộc cộng đồng Ả Rập. Khái niệm châu Phi của họ không bao gồm  Ai Cập ở phía bắc có nước da sáng màu, theo văn hóa và ngôn ngữ Ả Rập. Chính vì có sự phân biệt rõ ràng giữa Ai Cập thuộc thế giới Ả Rập với châu Phi nên mới có chi tiết từ Ai Cập sang châu Phi.Xuyên suốt tác phẩm, thành phố Aladin sinh sống được cai trị bởi một Sultan, văn hóa Hồi giáo khắc nghiệt đến mức khi Aladin lén nhìn trộm công chúa con Sultan thì đó là người phụ nữ không che kín mặt thứ hai Aladin từng nhìn thấy. Để dễ tưởng tượng về bối cảnh trong truyện, có thể dựa vào các mô tả rất chi tiết trong tác phẩm về màu da, tôn giáo, tổ chức nhà nước, tập quán sinh hoạt... để định vị thành phố quê hương của Aladin. Có 2 địa danh giống nhất so với mô tả của nguyên tác là Ürümqi và Kashgar, trong đó phù hợp nhất có lẽ là Kashgar, một thành phố lớn nằm ở ngã ba của con đường tơ lụa, đó từng là thủ đô của nhiều triều đại cổ xưa của người Hồi giáo Ngô Duy Nhĩ hiện nay. Trong toàn bộ tác phẩm, yếu tố Trung Hoa chỉ là cái tên nhắc thoáng qua mang tính trang điểm cho sự xa xôi của một truyện cổ tích.

 

Lão phù thủy đang mở cánh cửa vào chiếc hang huyền bí chứa cây đèn thần trong lúc Aladin kinh hãi trước ngọn lửa ma thuật (tranh minh họa trong truyện xuất bản năm 1819 tại London bởi Rodwell & Martin)

Thần đèn xuất hiện khiến mẹ Aladin ngất xỉu (tranh minh họa trong truyện xuất bản tại London bởi William Miller tháng 4.1802)

 

Bản minh họa truyện của NXB Dân Trí cũng mắc nhầm lẫn khi minh họa Aladin là một cậu bé. Trong nguyên tác, hôm gặp lão phù thủy, Aladin sắp tròn 15 tuổi. Theo văn hóa thời đó thì đáng ra đã phải học xong nghề và làm trụ cột gia đình, tuy nhiên Aladin vẫn còn lông bông, không có nghề nghiệp gì làm mẹ rất phiền lòng nên mới gửi gắm cho lão phù thủy mà bà tin là em trai của chồng mình.

 

Như vậy, có thể kết luận tất cả những tác phẩm sau này vẽ nhân vật trong truyện Aladin ăn mặc theo phong cách Hán hoặc Thanh là sai do không tìm hiểu văn bản gốc mà chỉ nhìn vào mỗi chữ “Trung Hoa” ở bản dịch rồi suy diễn, hoặc là một hành vi cố ý bóp méo nguyên tác.

Nguyễn Đình Nam (báo TNO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Aladin để tóc đuôi sam, đúng hay sai?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI