Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Tìm hướng phát triển cho nhiên liệu thân thiện
(18:19:23 PM 18/06/2011)
Buổi hội thảo “Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng khí nén thiên nhiên (CNG) tại các thành phố lớn” vừa diễn ra hôm qua, 25/5, tại Hà Nội với sự tham gia của Chính phủ, các nhà điều hành tư nhân của các nước Thái Lan, Pakistan, Malaysia, Singapore và các công ty công nghệ.
Sử dụng khí nén thiên nhiên thay xăng dầu để giảm ô nhiễm môi trường. (ảnh: Q. Phong)
Hiện nay, lượng phương tiện giao thông ngày một tăng kéo theo hệ lụy là lượng khí thải ra môi trường gây ô nhiễm bầu không khí, về lâu về dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân. CNG là một loại khí nén thiên nhiên thân thiện với môi trường đã được Việt Nam đưa vào thử nghiệm gần hai năm qua.
Hiện đã có 400 taxi và 100 ô tô cá nhân ở thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu đang sử dụng khí nén thiên nhiên. Ở Hà Nội, hãng taxi Dầu Khí cũng đang sử dụng loại nhiên liệu này. Khí CNG không chỉ được sử dụng trong ngành giao thông vận tải mà nó còn được nhắm tới các ngành công nghiệp khác.
Giá xăng, dầu trên thế giới ngày càng tăng, các mỏ dầu cũng dần cạn kiệt, lượng phương tiện giao thông tăng lên hàng năm tại mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, trong 10 năm qua, phương tiện giao thông tăng gấp 4 lần, chiếm 98% dân số có xe máy. Chưa kể lượng khí thải ra môi trường từ xe máy, lượng khí thải của các phương tiện ô tô gia tăng hàng năm cũng góp phần đáng kể làm cho môi trường không khí ngày càng bị ô nhiễm.
Theo đánh giá của Bộ GTVT và Bộ TNMT, 70% ô nhiễm môi trường đô thị là do giao thông. Các phương tiện tham gia lưu thông tại các thành phố hầu như đã “già” nên phát thải một lượng NO2 vượt quá quy định cho phép. Vì thế, Chính phủ đã quan tâm đến vấn đề cải thiện chất lượng không khí, chiến lược sử dụng tái tạo và tiết kiệm năng lượng, kể cả các phương tiện hoặc doanh nghiệp phải trả phí ô nhiễm.
Việt Nam chính là một thị trường tiềm năng sử dụng loại khí nén thiên nhiên CNG. Tuy nhiên, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng các nhà máy sản xuất, với các đường ống dẫn khí về tới các thành phố, đường cao tốc hay xa hơn là các khu vực nông thôn, miền núi.
Năm 2004 nhu cầu là 3,3 tỉ m3 khí; năm 2010 là 8,6 tỉ m3 khí; năm 2015 nhu cầu tăng 19-20 tỉ m3 khí; năm 2025 sẽ tăng lên 27-28 tỉ m3 khí. Do nhu cầu tăng hàng năm nên sẽ dẫn tới việc thiếu khí nén CNG. Vì thế ngay từ bây giờ dự án các nhà sản xuất khí CNG cần phải được triển khai nhanh. Tuy nhiên, chúng ta đang vấp phải các vấn đề về vốn và kinh nghiệm cho quy trình sản xuất.
Tại buổi diễn đàn, ông Nguyễn Sĩ Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam đề xuất với Chính phủ: “Cần xây dựng chính sách mạnh mẽ, tạo điều kiện cho các nhà máy sản xuất khí CNG sớm đi vào vận hành; xây dựng các trạm trung chuyển khí CNG, phục vụ tốt cho ngành giao thông và công nghiệp; giảm thuế nhập khẩu CNG khi chúng ta chưa sản xuất được; cung cấp nguồn vốn trung hạn và ngắn hạn với lãi suất thấp cho các doanh nghiệp tham gia thị trường cung cấp khí CNG”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.