Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Sản xuất than từ chất thải
(18:19:57 PM 18/06/2011)
Trăn trở về tình trạng rác thải ở quê mình, Nguyễn Phi Trường, Nguyễn Phi Vượng, Hữu Thị Dương (Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội) đã cùng nghiên cứu đề tài sản xuất, kinh doanh than bán hữu cư sinh học từ chất thải làng nghề.
Nhóm tác giả cho biết, Dương Liễu là làng nghề hàng năm xả trực tiếp ra môi trường khoảng 400.000-500.000 tấn chất thải rắn. Việc này làm ô nhiễm môi trường trầm trọng, trong khi chất đốt và nhu cầu năng lượng phục vụ đời sống cộng đồng ngày càng lớn và đắt đỏ.
Trường chia sẻ: "Hơn 10 năm nay cùng bố mẹ, anh chị làm phân hữu cơ từ nguồn chất thải trên, tôi đã nảy ra ý tưởng tạo ra chất đốt từ nguồn thải hữu cơ, vừa giảm ô nhiễm cho môi trường lại tạo ra nguồn thu nhập cho mình và cho lao động khác".
Mục tiêu mà dự án đưa ra là sản xuất, kinh doanh than bán hữu cơ sinh học từ chất thải làng nghề Dương Liễu với khối lượng một tấn mỗi ngày, nâng cao ý thức người dân về tăng cường sử dụng năng lượng mới tái tạo.
Quá trình sản xuất sẽ tạo ra than tổ ong và than viên gồm 60% là chất thải hữu cơ của làng nghề, còn lại 40% là than cám thường. Với cách làm này, giá cả chỉ bằng 65-75% so với than thông thường đang lưu hành trên thị trường. Ngoài ra, dự án còn tạo việc làm cho 22 lao động bao gồm những người làm việc tại xưởng sản xuất, người cung ứng nguyên liệu và người bán hàng cho các đại lý...
Về lâu dài, dự án sẽ tạo nên than bán hữu cơ sinh học STC 999 với ước tính một tấn một ngày trong năm đầu (2011-2012), làm phong phú thêm và chuyên môn hoá hơn việc cung cấp chất đốt cho thị trường.
Tác giả Đặng Văn Công ở Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ, ĐH Tây Bắc (Thuận Châu, Sơn La) đề xuất đề tài sản xuất than bánh và than nhiên liệu từ lõi ngô. Anh cho rằng số lượng lõi ngô thải ra môi trường sau vụ thu hoạch rất lớn, đây là nguồn nguyên liệu có thể sử dụng để sản xuất than củi làm chất đốt thay thế than đá cho các lò sấy nông sản, lò sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dùng trong đun nấu hàng ngày của người dân.
Anh Công đề xuất hai hướng sản xuất. Thứ nhất lõi ngô sau khi thu gom từ các xưởng xay xát sẽ đem nghiền nhỏ và trộn với một số phụ gia để đóng thành bánh than. Cách thứ hai là lõi ngô sau khi nghiền nhỏ được cho vào máy ép tạo thành những thanh củi lõi ngô (tương tự củi trấu).
Tác giả cho rằng đây là giải pháp tạo ra nguồn chất đốt mới có nhiệt lượng cao thay thế than đá, đồng thời giải quyết được lượng phế thải lõi ngô. Các sản phẩm này được bán cho các lò sấy nông sản, lò sản xuất tiểu thủ công nghiệp, và người dân với giá thành hợp lý.
16 đề án được lựa chọn vào vòng chung kết cuộc thi Ý tưởng xanh 2010 đều mang nét độc đáo riêng. Tất cả sẽ được trưng bày và giới thiệu tại “Ngày hội ý tưởng xanh”, tổ chức tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (799 Nguyễn Văn Linh, quận 7, TP HCM) vào ngày 19/3. Mỗi đề án sẽ được hỗ trợ 2 triệu đồng để trang trí một gian hàng rộng 4 m2. Ban giám khảo sẽ đến từng gian hàng để nghe các tác giả trực tiếp thuyết trình ý tưởng, sau đó đánh giá, chọn lọc ra 3 ý tưởng xuất sắc và khả thi nhất. 3 ý tưởng này sẽ được Công ty Ôtô Toyota Việt Nam hỗ trợ 750 triệu đồng (mỗi dự án 250 triệu đồng) để triển khai vào thực tế. "Ý tưởng xanh 2010" là một hoạt động nằm trong khuôn khổ tổng thể Chương trình Go Green – Hành trình xanh do TMV phối hợp với Tổng Cục Môi trường và Bộ GD&ĐT triển khai thực hiện kể từ năm 2008.
|
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.