Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Rác - Lời giải cho bài toán năng lượng
(18:20:29 PM 18/06/2011)
Lò đốt gas trấu, củi từ phế thải - phụ phẩm nông nghiệp và điện từ biogas là những sản phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam.
Gas từ trấu
Lò đốt gas trấu do Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT) cải tiến, thiết kế từ loại lò tương tự của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI). TS. Chu Văn Thiện, chủ nhiệm đề tài cho biết, sở dĩ gọi là lò đốt gas trấu vì trong thành phần của trấu khi bị đốt ở nhiệt độ nhất định có tạo khí như CH4, chất bốc...
Những khí này khi đốt cho nhiệt lượng. Kết quả thử nghiệm cho thấy, ngọn lửa gas trấu cháy tốt, ổn định, gas cháy hoàn toàn, không có khói và bụi.
Mô hình hầm biogas góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, xanh- sạch môi trường nông thôn (Ảnh: Như Ý)
Từ thực tế ứng dụng lò đốt gas trấu trong sản xuất, để ngọn lửa gas cháy ổn định, các nhà khoa học đã chế tạo thêm một bộ phận trợ cháy gắn ngay trên đầu thoát gas và cho gas cháy trong bầu gió trước quạt hút của máy sấy.
Quá trình sử dụng các lò đốt gas trấu đã được sử dụng trong 2 loại lò sấy thông dụng ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là loại máy sấy tĩnh (máy sấy vỉ ngang), loại máy sấy tháp (sấy liên tục có đảo ngược).
Theo tính toán, năng suất của loại lò đốt gas bằng trấu là 15 tấn một mẻ với thời gian 5 giờ sấy liên tục, tiêu thụ khoảng 42 kg trấu. Giá bán một hệ thống lò như trên khoảng 7 triệu đồng. Rẻ hơn nhiều lần so với lò đốt dầu diezel vì giá nguyên liệu cho một hệ thống có công suất tương tự gấp hơn 10 lần trong khi đó giá đầu tư mua thiết bị cũng đắt gấp rưỡi.
Hiện tại, đã có 6 mẫu lò đốt gas trấu đã được thiết kế, cải tiến, hoàn thiện phù hợp với từng địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh duyên hải miền Trung.
Củi cao cấp
Đây là sản phẩm của dự án “Công nghệ định hình sinh khối các phế thải - phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất thanh nhiên liệu có chất lượng cao do Viện năng lượng (Tổng công ty Điện lực Việt Nam) đã tiến hành thực hiện.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chế tạo thành công máy ép trục vít có bộ gia nhiệt khuôn ép dùng để ép các phế thải - phụ phẩm nông nghiệp thành nhiên liệu dạng thanh với nhiệt năng cao, tiện lợi trong vận chuyển.
Máy có các chỉ tiêu kỹ thuật tương đương với máy của Thái Lan và Bănglađét nhưng giá thành chỉ bằng 1/2 đến 1/3 giá thành của nước ngoài. Hiện nay máy do Viện Năng lượng chế tạo đang được ứng dụng thử nghiệm ở thị trấn Trôi (Hà Tây) cho kết quả khả quan.
Sau khi công nghệ được hoàn thiện, ước tính có thể phát triển được gần 10.000 máy ở khắp các vùng trong cả nước. Nó sẽ giúp giải quyết tình trạng khan hiếm chất đốt ở các vùng nông thôn và thay thế cho gỗ củi, giảm chặt phá rừng. Hiện nay, giá 1 kg sản phẩm tương đương với giá củi trên thị trường (400 đến 450 đ/kg). Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu để trong tương lai giá thành sản phẩm chỉ còn khoảng 300 đến 350 đ/kg.
Điện từ rác
Các nhà khoa học thuộc Viện Năng lượng Việt Nam đang triển khai nghiên cứu ứng dụng khí sinh học để xử lý mọi nguồn chất thải hữu cơ trong cuộc sống. Điển hình là mô hình hầm biogas góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, xanh- sạch môi trường nông thôn.
Trước đây, nguyên liệu nạp cho hầm khí sinh học chỉ là phân động vật thì hiện nay, các loại phân nạp cho hầm khí sinh học đa dạng hơn nhiều như cây xanh, các loại bèo, phế phẩm nông nghiệp, rau quả và các chất thải có hàm lượng hữu cơ cao...
Các nhà khoa học đã chế tạo và cải tiến các loại thiết bị sử dụng khí sinh học như đèn mạng thắp sáng, bếp đun gia đình và công nghiệp. Các loại đèn mạng dùng xăng, dầu, khí hoá lỏng LPG được cải tạo để sử dụng bằng khí sinh học đều hoạt động tốt.
Chỉ cần một hầm khí sinh học có thể tích tối thiểu 10m3 đủ để cung cấp năng lượng thắp sáng 2 bóng đèn tròn 100W, chạy vô tuyến màu công suất khoảng 75W và nghe đài trong 5 tiếng. Bên cạnh đó, còn có thể dùng khí sinh học chạy tủ lạnh, hấp phụ và ấp trứng gà ở quy mô hộ gia đình.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.