»

Thứ bảy, 18/01/2025, 08:04:28 AM (GMT+7)

Nhà khảo cổ sống thế nào?

(18:19:21 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Trong giới khảo cổ học ở Việt Nam, có lẽ ít nhà khoa học có thể hoạt động độc lập với nguồn kinh phí tự vận động. TS Nguyễn Việt – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiền sử (Hội Khoa học Đông Nam Á – Việt Nam ) là một trong số ít người như vậy và dưới đây là những chia sẻ của ông về nghề.

- Thưa ông, khảo cổ học có gì hấp dẫn ông?

 

Mọi người đều biết, khảo cổ học là một ngành khoa học chuyên tìm kiếm, nghiên cứu về các dấu tích của lịch sử, nhất là từ khi có loài người. Theo đuổi chuyên ngành này là một việc không dễ và đòi hỏi phải am hiểu sâu sắc cả các kiến thức về khoa học tự nhiên.

 

Tất nhiên, trong quá trình nghiên cứu, bên cạnh việc tìm ra những sự thật và giá trị lịch sử, người làm khảo cổ chúng tôi biết đâu còn tìm ra được những điều kỳ thú và lời giải của nó có thể có giá trị ngay cả với những nghiên cứu khoa học đương đại.

 

 

TS Nguyễn Việt – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiền sử (Hội Khoa học Đông Nam Á – Việt Nam ) - ảnh: internet

 

Ôn cố tri tân

 

- Khảo cổ học và khoa học lịch sử là những ngành học có lẽ rất khó tự tồn tại trong cơ chế thị trường?

 

Đúng là, ở Việt Nam và một số nước, khảo cổ học và khoa học lịch sử là những ngành mà ngân sách nhà nước phải bao cấp. Tuy nhiên, trong sự bao cấp đó cũng có một số cái khó nhất định.

 

Chính tôi đã chủ động chia tay với cơ chế bao cấp đó từ những năm 1990 (khi đó TS Nguyễn Việt còn công tác ở Viện Khảo cổ Học).

 

Để tự mình sống được bằng những nghiên cứu khoa học, người làm khảo cổ học như tôi cần có một cách tư duy khác trước. Ít ai nhìn thấy hết được giá trị của khảo cổ học để có thể kiếm được đồng tiền chính đáng từ nó.

 

Từ những nghiên cứu của mình, tôi tìm ra phương pháp dệt vải thủ công của người xưa và những kết quả đó đã làm sống lại cả một làng nghề ở Hoà Bình.

 

Cũng cần phải nói đến một thực tế khi loài người chưa biết làm muối từ nước biển thì họ đã biết đến các khoáng chất tự nhiên trong các loại đá để có muối cho cơ thể. Chính những kết quả nghiên cứu vế này của các nhà khảo cổ cũng là cơ hội cho những ai muốn khai thác các khoáng chất mà chắc chắn có thị trường.

 

Trong điều kiện hiện nay, những người như tôi hoàn toàn có thể thành lập doanh nghiệp về khoa học công nghệ và lấy tiền lời của những việc khác để đầu tư nghiên cứu về khảo cổ học.

 

Thậm chí có thể đầu tư mua đất đai ở chính các di chỉ khảo cổ để xây dựng các công trình phục vụ thu hút khách du lịch đến tham quan.

 

Ở các nước phát triển, sự nghiệp của các nhà khảo cổ học về cơ bản cũng  phải tự kiếm sống và lấy tiền đầu tư lại cho khoa học. Tất nhiên, họ vẫn có thể tìm kiếm được những khoản tài trợ của chính phủ và các nguồn khác.

 

Ngay cả tại Việt Nam, không ít doanh nghiệp cũng đã quan tâm đến những nghiên cứu cuả chúng tôi và bỏ tiền tài trợ mà không nhất thiết đòi hỏi phải có kết quả thiết thực cho họ. 

 

- Các thành tựu khoa học ngày nay mà đặc biệt là công nghệ thông tin (ICT) đã và đang tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Riêng với khảo cổ học, ICT cũng là một công cụ không thể thiếu. Xin ông cho biết một số thực tế của khoa học công nghệ nói chung và ICT nói riêng đối với ngành khảo cổ học.

 

Khảo cổ học là chuyên ngành cần đến rất nhiều máy móc thiết bị phức tạp và đắt tiền,  như máy đo đồng vị phóng xạ để xác định niên đại cổ vật chẳng hạn.

 

ICT là một công cụ làm việc mới cho các nhà khảo cổ học. Đơn cử như việc phục dựng khuôn mặt của người tiền sử từ các sọ khai quật được, nếu dùng các phương pháp cũ thì sẽ rất mất thời gian và tốn kém.

 

Nếu công việc đó có sự hỗ trợ của công nghệ đồ hoạ ba chiều (3D), sẽ tiết kiệm cả về thời gian và tiền bạc (*). Kết quả có được sẽ không chỉ dừng lại ở hình ảnh phục dựng trên máy tính hay bản in từ máy in mà còn có thể đúc thành khối từ máy móc chuyên dụng giống như một bức tượng.

 

Còn với các cổ vật vì lý do nào đó không còn nguyên vẹn, nếu sử dụng các thiết bị quét ba chiều (scanner 3D) và máy tính, sẽ đỡ được rất nhiều công sức so với cách làm truyền thống.

 

Đó là chưa kể đến việc có thể sử dụng công nghệ 3D để mô phỏng lại toàn bộ quá trình khai quật một di chỉ khảo cổ học. Trước đây, chỉ có thể là những bản vẽ và hình ảnh minh hoạ tĩnh. 

 

Địa chất- Cội nguồn của khảo cổ

 

- Có một thực tế không chỉ ở Việt Nam là các nhà địa chất trong quá trình nghiên cứu, tìm kiếm tài nguyên khoáng sản cũng vô tình tìm thấy những di chỉ khảo cổ. Và cũng không ít người trong số họ lại bước vào sự nghiệp mới để đi theo con đường khoa học về khảo cổ. Ông có nhận xét gì về thực tế này?

 

Tôi xin được nhắc lại điều mà mình đã nói nhiều lần rằng khảo cổ vốn dĩ là một chuyên ngành của địa chất. Và cũng cần phải nhắc lại rằng, những kết quả nghiên cứu về khảo cổ học đầu tiên ở Việt Nam dưới thời Thực dân Pháp là của chính các nhà địa chất trong quá trình thăm dò tài nguyên khoáng sản, khảo sát làm đường sá, cầu cống…

 

Những điều kiện về trang thiết bị phục vụ nghiên cứu địa chất của họ cũng là những phương tiện thuận lợi để có thể sử dụng cho nghiên cứu khảo cổ. Ngược lại, với các chuyên gia khảo cổ, những nghiên cứu của họ không chỉ có thể đóng góp cho riêng địa chất mà còn góp phần cho cả nhiều lĩnh vực khác như công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, năng lượng, y học…

 

Chính vì thế, việc xây dựng những mối quan hệ, giao lưu giữa khảo cổ học với địa chất nói riêng và các ngành khoa học nói chung là hết sức cần thiết. Cũng cần khẳng định lại rằng, khảo cổ học được ra đời từ địa chất học và ngành khảo cổ học Việt Nam cần phải nhớ về cội nguồn đó của mình.

 

 

- Cám ơn ông và mong sớm có cơ hội mời ông giao lưu với lớp trẻ về đề tài thú vị này.

 

.........................................................

 

 

(*) Năm 2006, TS Nguyễn Việt đã công bố kết quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ 3D để phục dựng mặt người cổ trên cơ sở cấu trúc hộp sọ khai quật được.

 

 

TS Nguyễn Việt  còn đề cập về những ý tưởng phỏng sinh học nảy sinh nhân việc ông tìm ra một chiếc vỏ ốc trong một di chỉ khảo cổ. Điều kỳ diệu của thế giới tự nhiên là bản thân con ốc đã tiết ra một chất để tạo ra cái vỏ của nó lớn dần theo thời gian và rất bền trong cả môi trường nước mặn và nước ngọt. Ông cho rằng các chuyên gia về công nghệ vật liệu và công nghệ sinh học cần vào cuộc để nghiên cứu để có thể sản xuất loại vật liệu này và, nếu thành hiện thực, sẽ rất có giá trị với ngành đóng tàu.  

 

TS Việt cho biết, ông sẵn sàng cấp học bổng cho những sinh viên sẵn sàng theo nghành nghề mà ông lựa chọn mấy chục năm qua. 

 

Tân Khoa (thực hiện)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhà khảo cổ sống thế nào?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI