»

Thứ năm, 21/11/2024, 19:44:22 PM (GMT+7)

'Hạt lúa cổ 3000 năm nảy mầm' là lúa khang dân 18

(18:20:45 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Theo kết quả phân tích của các nhà khoa học trong nước, những hạt lúa khai thác tại Thành Dền không phải là lúa cổ mà là lúa Khang dân 18.


Các nhà khoa học xem cây lúa đã có hạt. Ảnh: Trần Hải

 

Lúa Thành Dền chính là lúa Khang dân 18


Lần đầu tiên sau những thông tin nhiều chiều về hạt thóc 3000 năm nảy mầm, một hội thảo gồm các nhà khoa học đầu ngành về lúa, khảo cổ, công nghệ sinh học… đã được tổ chức tại Viện Di truyền Nông nghiệp sáng nay 31/8.


TS Lâm Thị Mỹ Dung (ĐHKHXHNV, ĐHQG Hà Nội) bắt đầu bằng bản báo cáo quá trình khai quật và các kết quả cho đến nay. Số lượng hạt nảy mầm và cây lúa sinh trưởng từ những hạt thóc đãi từ đất của di tích Thành Dền là 18 hạt, đến nay có 13 cây lúa mọc từ 10 hạt đã đợt đầu và 3 mẫu đãi đợt 3. Đây không phải là lúa hoang dại mà là loại đã được thuần dưỡng.

 

Tuy vậy vẫn có hai trường hợp xảy ra, lúa nảy mầm là lúa hiện đại lẫn vào, sai sót này có thể xảy ra trong quá trình lấy mẫu hoặc do khả năng xáo trộn địa tầng. Trường hợp lúa nảy mầm là lúa cổ thì phải nghiên cứu chúng sống trong điều kiện môi trường nào, điều kiện sinh học ra sao và có những cách thức nghiên cứu trong tương lai.

 

GS.TS Trần Duy Quý, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, trong quá trình lấy mẫu và bảo quản vẫn còn những vấn đề sơ suất. Tất cả những hố được khai quật ở Thành Dền không được bảo vệ nghiêm ngặt bằng hàng rào, phía trên không có mái che nên rất có khả năng chim hoặc chuột tha đến.


Đối với giống lúa bình thường để trong điều kiện tự nhiên thì sau 4-5 năm là mất sức nảy mầm hoàn toàn. Bảo quản trong điều kiện ni tơ lỏng thì tối đa là 50 - 100 năm. Bởi vậy, khả năng đây là lúa 3000 năm tuổi là rất khó xảy ra. Trong điều kiện yếm khí tuyệt đối thì hạt có thể tồn tại vài trăm năm. Lúc này quá trình hô hấp gần như bằng không. Trên thế giới người ta cũng đã phát hiện ra những hạt sen nằm sâu trong lòng đất đến 400 - 500 năm mà vẫn nảy mầm. Đối với họ lúa, ngô, đậu thì điều này rất khó xảy ra.



“Tôi có thể khẳng định 100% đây là lúa Khang dân 18 chứ không phải là lúa cổ. Còn để có căn cứ khoa học chính xác thì cần phát thực hiện lại từ đầu quy trình tìm mẫu vật, ươm và nuôi trồng để có những kết luận cuối cùng”.


TS Phạm Xuân Hội, trưởng phòng Bệnh học phân tử, Viện Di truyền Nông nghiệp, người trực tiếp chăm sóc và ghi lại các đặc điểm hình thái của những cây lúa này cho biết, đến thời điểm này có thể đưa ra một số kết luận về lúa Thành Dền. Lúa Thành Dền có hình thái giống với lúa Khang dân 18, sinh trưởng không đồng đều và chia làm 3 nhóm. Các đặc điểm hình thái cây, bông, đòng… đều không khác gì lúa Khang dân 18.


TS Lưu Minh Cúc, Viện di truyền Nông nghiệp trình bày báo cáo phân tích bằng phương pháp sinh học phân tử đối với những cây lúa Thành Dền. “Dựa trên các kết quả đã công bố về số lượng alen của các chỉ thị SSR lúa, chúng tôi đã tiến hành sàng lọc và lựa chọn ra 50 chỉ thị thích hợp cho việc xác định nguồn gốc của các dòng lúa 3000 năm tuổi. 37 chỉ thị phân tích cho thấy, ADN của 2 cây lúa cổ và Khang dân hoàn toàn giống nhau”.


PGS.TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp cho biết, các nhà khoa học đã lấy ra 2 cây lúa cổ và đối chứng với các giống lúa hiện đại để phân tích ADN, kết quả là 2 cây lúa cổ và giống Khang dân có phổ ADN hoàn toàn giống nhau. Chúng tôi đi đến kết luận sơ bộ là rất có thể 2 cây lúa cổ này chính là lúa Khang dân đương đại.

 


Các nhà khoa học trong nước khẳng định, lúa Thành Dền là lúa Khang dân 18.


Bộ NN-PTNT sẵn sàng cấp kinh phí tiếp tục nghiên cứu


Theo GS.TS Lê Huy Hàm, từ kết quả phân tích các đặc điểm hình thái cho thấy, về cơ bản thì 10 hạt thóc khai quật tại Thành Dền giống với lúa hiện đại Khang dân 18. Kết quả phân tích ADN bằng chỉ thị SSR với 50 cặp mồi không cho thấy sự khác biệt giữa 2 cây lúa Thành Dền đại diện với cây lúa Khang dân 18.


Các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu khảo nghiệm DUS để khẳng định lần cuối, phân tích ADN của tất cả các dòng lúa Thành Dền, phân tích các chỉ tiêu hình thái sinh lý sinh hóa của các dòng lúa Thành Dền. Các nhà khoa học sẽ kết hợp với kết quả phân tích AMS từ Nhật Bản để có những kết luận cuối cùng.

 

PGS.TS Nguyễn Thị Trâm, Viện Sinh học Nông nghiệp, ĐH Nông nghiệp Hà Nội cho biết, nếu xác định nghiên cứu lại thì nên xác định rõ nên làm theo hướng nào. Thực hiện khai quật rồi tiến hành theo hướng nghiên cứu mới sẽ cần sự nghiên cứu và đầu tư bài bản, cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.

 

Ông Nguyễn Thiên Lương, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ sẵn sàng cấp kinh phí để tiếp tục nghiên cứu về lúa Thành Dền dựa trên những thành quả nghiên cứu đã có. Việc xác định mục đích nghiên cứu cần phải được làm rõ để thấy được đó là hướng đi đúng để có những kết quả nghiên cứu khoa học tốt nhất.


Một chương trình nghiên cứu thu thập chặt chẽ về lúa Thành Dền và các giống lúa cổ Việt Nam sẽ được tiến hành nghiêm túc, xây dựng thành một chương trình nghiên cứu có sự đầu tư bài bản của Nhà nước.


GS Hoàng Tuyết Minh, nguyên cán bộ Viện di truyền Nông nghiệp: Chờ kết quả từ Nhật Bản để có kết luận cuối cùng

Lúa Khang dân nhập vào Việt Nam từ năm 1993, giống Q5 thì nhập năm 1995 nên đó là những giống lúa hiện đại. Việc xác định đây là lúa 3000 năm hay 500- 700 năm thì cũng đáng quý. Một vấn đề là việc thực nghiệm chưa thực sự chuẩn hóa và có bài bản.

Để xác định sự sai khác của các giống lúa cần xác định được 62 tính trạng để biết đó có phải là giống cổ hay không. Theo tôi thì nên chờ kết quả phân tích của Nhật Bản để có những kết luận cuối cùng. Chứ hiện nay, chưa thể xác định đây có phải là lúa cổ hay không.

GS Nguyễn Lân Cường, Viện Khảo cổ: Cổ thì tốt, không cổ cũng hay

Tôi muốn kể một câu chuyện này làm ví dụ minh họa. Vừa rồi chúng tôi có làm công tác khảo cổ tại Nha Trang có phát hiện một ngôi mộ cổ khá lớn. Sau rất nhiều thời gian hì hụi thì cuối cùng đó là chiếc mộ rỗng.

Nhiều người tỏ ra tiếc nuối nhưng tôi vẫn bảo: Không sao cả, không có mộ ở đây chứng tỏ là có các mộ giả. Điều này mở ra một hướng nghiên cứu mới. Sự việc này cũng vậy. Lúa cổ thì tốt, không phải là lúa cổ thì cũng hay. Ít nhất thì đó là cơ hội để chúng ta biết được những khả năng có thể tồn tại của lúa cổ và có thêm những kinh nghiệm cho những lần khai quật tiếp theo.

GS Trần Duy Quý, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp: Nên dừng lại ở đây

Ngay từ đầu tôi đã nói rằng, nếu lúa trổ bông sau ngày 15/10 thì ta phải tiến hành xem xét cẩn trọng, còn nếu trổ trước tháng 9 thì nên vứt vào sọt rác. Những nghiên cứu về lúa cổ không nhiều, song dựa trên các kết quả phân tích và đặc điểm hình thái thì tôi có thể khẳng định đây là lúa hiện đại.

Nhiều người cho rằng tại sao hạt thóc khai quật có màu đen như hạt thóc cháy mà vẫn nảy mầm được. Xin thưa, hạt thóc cháy thì không bao giờ này mầm được. Số hạt thóc này có màu đen là vì chúng tồn tại ở vùng đất có nhiều tro, đất đen. Trong khi đó, vỏ thóc lại rất nhạy cảm với việc hấp thụ màu sắc. Chỉ cần để một hạt lúa trong 2 ngày ở môi trường đó là nó đã có thể biến màu đen rồi. Tôi không phủ nhận nỗ lực của các nhà khoa học trong suốt thời gian qua, nhưng theo tôi thì nên dừng lại ở đây để không mất quá nhiều công sức nghiên cứu nữa.

Theo Tô Hội/Bee.net.vn
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 'Hạt lúa cổ 3000 năm nảy mầm' là lúa khang dân 18

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI