Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Bể cho Rùa Hoàn Kiếm: Hoạt động thế nào?
(18:19:47 PM 18/06/2011)
>> Rùa được cho ăn cá, bôi thuốc kháng khuẩn
>> Tìm Rùa thứ hai tại Hồ Hoàn Kiếm
>> Bắt đầu khám bệnh cho Rùa Hoàn Kiếm
>> Vết thương Rùa Hoàn Kiếm đỡ hơn trước
>> Diễn tập vây bắt rùa tại Hồ Hoàn Kiếm
>> Chen nhau xem bắt Rùa Hồ Gươm
Mẫu thiết kế bể điều trị
Tiếp cận thế nào
Đưa được rùa vào bể rồi, vấn đề khó hơn nhiều là tiếp cận với rùa thế nào để có thể vừa quan sát và vừa chữa trị hiệu quả. Việc chữa trị, theo nguồn tin của nhóm điều trị, chủ yếu sẽ dùng phương thức bôi và đắp thuốc trực tiếp, thậm chí, có thể tiêm.
Phương thức ngâm mình trong nước thuốc cũng được tính đến nhưng trộn thuốc vào thức ăn dường như có sự e dè vì chưa biết sẽ đưa thức ăn có thuốc vào hệ tiêu hóa của rùa thế nào một khi bệnh nhân đặc biệt này không muốn ăn thứ ấy.
Tất cả các kịch bản đều được tính đến như các thông số đầu vào cho hệ thống bể chữa trị và nuôi dưỡng Rùa Hoàn Kiếm do Sở KH&CN Hà Nội thiết kế và thuê một doanh nghiệp thi công.
Mãi đến hôm qua, tức một ngày sau khi bắt được rùa, bể nuôi dưỡng mới được vận chuyển đến hồ, trong khi bể chữa trị được chuyển đến từ trước đó một tháng.
Bể được thiết kế bằng thép không gỉ và phủ bằng một lớp sơn được bảo không độc hại.
“Nếu không sử dụng sơn này, có nguy cơ xảy ra quá trình ô xi hoá khử giữa bề mặt kim loại với nước, sinh ra hoá chất độc hại cho Rùa”, Th.S Nguyễn Quang Vinh, phụ trách xử lý nước, vận hành bể chữa trị và chăm sóc, nói.
Trong khi bể chữa trị có dung tích 30m3, bể nuôi dưỡng to gấp 10 lần, tức dung tích 200m3. Kết cấu và dung tích bể được bảo điều chỉnh khá nhiều lần qua góp ý của các nhà khoa học. Tuy nhiên, kết cấu cuối cùng thì thấy không khác bao nhiêu so với kết cấu đầu tiên.
Câu hỏi đặt ra là, với trọng lượng và kích thước quá khổ như vậy, việc điều trị, theo dõi vết thương cho cụ rùa diễn biến ra sao tại hai cái bể kia? Liệu có phải bê rùa lên bờ chữa trị xong rồi mới thả xuống bể hay thế nào? Hóa ra, toàn bộ quá trình chữa trị, theo kịch bản, sẽ không chuyển rùa đi đâu hết.
Để thực hiện được mục tiêu đó, hai bể được thiết kế khá đặc biệt. Trước hết, cả hai bể đều cho phép mực nước lên cao nhất là 120 cm và thấp nhất là 20-23 cm. Mực nước thấp nhất được tính toán sao cho vừa đủ để làm sạch đáy bể.
Nếu cần, vừa không để rùa ở trên bề mặt cạn nhưng cũng đủ nông để điều trị, dưỡng thương cho rùa, nhất là khi ở bên bể điều trị. Khi điều trị, nước sẽ rút khỏi bể điều trị xuống mức vừa đủ để bác sỹ thú y có thể quan sát và can thiệp.
Để quan sát và đắp thuốc cho rùa ở phần bụng, nếu cần, bản thân rùa luôn nằm trong một cái lồng đặt lọt trong bể chữa trị. Lồng sẽ được nhấc và hạ bằng cần cẩu. Tuy nhiên, thời gian nhấc rùa ra khỏi mặt nước bao lâu là tối đa thì chưa thấy ai đề cập đến mặc dù các yếu tố này nhỏ đều đã được chuyên gia nước ngoài khuyến cáo.
Tối qua, 4-4, Rùa Hoàn Kiếm được đưa vào bề điều trị dung tích 20m3 bằng một cái lồng và vận chuyển bằng cần cẩu. Mấy con cá lềnh bềnh là thức ăn cho rùa. Một lớp lưới được phủ phía trên mặt nước nhằm đề phòng cụ phi thân ra ngoài. (Ảnh: PV)
Nước máy hay nước hồ
Câu hỏi tiếp theo là nước cấp cho hai bể khổng lồ kia là nước máy hay nước hồ Hoàn Kiếm. Rất may, câu hỏi này nhận được sự trả lời khá giống nhau, trùng hợp với khuyến cáo của chuyên gia nước ngoài.
Đấy là dùng ngay nước hồ, vừa đỡ công vận chuyển vừa tránh nguy cơ gây sốc cho rùa khi phải chuyển sang môi trường nước mới. Sẽ lấy nước hồ Gươm đưa vào các bể chữa trị và chăm sóc, thay vì nước ngoài hồ bơm vào như nhiều người nghĩ.
Song, bất lợi lớn nhất của nước Hồ Gươm là tình trạng ô nhiễm. Chữa trị cho rùa trong môi trường nước hồ như hiện nay bị các chuyên gia cho là quá rủi ro. Vậy nước hồ được xử lý thế nào? Sở KH&CN Hà Nội đã cho lắp đặt hệ thống xử lý nước được cho là tiên tiến nhất.
Hệ thống này đã được triển khai tại một cơ sở sản xuất kính cao cấp EuroWindows ở Hà Nội. Nước thải sau khi qua hệ thống trở thành nước sạch tiêu chuẩn loại A, có thể uống ngay được.
Th.S Nguyễn Quang Vinh, trực tiếp thiết kế và phụ trách vận hành hệ thống lọc nước Hồ Gươm, cho hay, hệ thống lọc được thiết kế với bốn cấp lọc, từ thô đến tinh, từ lọc qua lớp cát đến lọc bằng màng siêu lọc bởi thiết bị của Mỹ.
Sản phẩm nước đầu ra đã được kiểm nghiệm tại Viện Nuôi trồng Thủy sản I và được dánh giá là đạt yêu cầu. Theo đó không chỉ các tạp chất hữu cơ và vô cơ lơ lửng bị loại, các loại sinh vật độc hại như tảo lam, tảo lục và tảo silic bị lọc tới 99%. Thậm chí, các loại vi khuẩn như E.Coli Coliform cũng bị loại gần hết.
Nước vào bề sẽ vẫn giữ được các tính chất hóa lý cơ bản của nước Hồ Gươm, như chỉ số oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy hóa học và sinh học (COD và BOD), v.v…, chỉ trừ các thành phần ô nhiễm.
Một hệ thống lọc công suất 5-7 m3/h cấp nước cho cả hai bể. Trong khi bể chữa trị đã có đủ 20m3 nước, bể nuôi dưỡng sẽ được bổ cập từ hôm nay từ hệ thống lọc được bảo trị giá không dưới vài trăm triệu đồng.
Hệ thống lọc nước nằm đồng bộ trong hệ thống khuấy, tuần hoàn và sục khí, đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan (DO) đúng như tính toán, chẳng hạn, khoảng 8mmg/lít ở nhiệt độ 200 C. Định kỳ, hệ thống có đường ống hút thêm nước ở Hồ Gươm để bổ sung cho lượng nước bốc hơi hoặc tổn thất trong quá trình điều trị ràu và vận hành bể.
Chiều tối qua, Rùa Hoàn Kiếm được đưa vào bẻ chữa bệnh. Về kích thước, rùa có bề ngang 0,85 m, dài 1,6m. Như vậy cá thể rùa này to hơn rùa ở Đông Mô song lại bé hơn ittue bản Rùa Hoàn Kiếm đặt ở Đền Ngọc Sơn |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.