Trao đổi - Phản biện » Xã hội
“Thủ đoạn chôn thuốc trừ sâu tàn ác chưa từng có!”
(17:16:58 PM 07/09/2013)TS Nguyễn Văn Khải.
Quá trình này, hóa chất sẽ thấm vào nguồn nước ngầm kéo dài thời gian gây tác hại đến hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm và là cách giết người âm ỷ, tàn phá cây cối, hủy hoại môi trường. Chính dòng nước ngầm bị đầu độc là thủ phạm gây nên bệnh tật cho người dân ở đây.
- Với mức độ độc hại của các hóa chất đang chôn dưới lòng đất, biện pháp xử lý tốt nhất lúc này là như thế nào, thưa ông?
- Phần lớn các thùng phuy nhiều khả năng đã thủng và phân hủy nên việc khai quật là không khoa học, không đúng quy trình và tuyệt đối không nên làm vào thời điểm này. Trời đang mưa, chất độc hóa học theo nước sẽ chảy đi khắp nơi, đặc biệt là vào các mương máng.
Vùng này lại là vùng cao, nước sẽ chảy xuống vùng thấp hơn thuộc Cẩm Mỹ, Yên Định, hậu quả sẽ càng khôn lường. Tháng 9.2005 sau khi Yên Định bị bão, tôi đã về tận đây và rất ngạc nhiên trước mùi nồng nặc của nguồn nước. Người dân chỉ nghĩ rằng nước có mùi thuốc trừ sâu là do nước ngập, chứ không hề nghĩ rằng chính là do các mạch nước ngầm.
Tôi đề nghị cơ quan chức năng Thanh Hóa phải lập tức phối hợp cùng dân tìm ngay các địa điểm đã chôn giấu các chất hóa học, các phế thải hóa chất như vỏ thuốc, chai lọ, can... lập tức càng sớm càng tốt thu thập, tập kết và cô lập để xử lý. Cách xử lý lúc này là xây một bể ximăng dày 0,5m và đáy bể dày 1m. Sau đó tìm cách tiêu hủy những phế thải này một cách khoa học nhất
- Sau vụ việc động trời này, ông có chia sẻ gì với người dân ở khu vực bị ảnh hưởng?
- Vụ việc cần phải nhanh chóng được điều tra làm rõ, bởi chắc chắn không chỉ Cty này mà còn rất nhiều Cty khác đang làm sai quy trình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người dân. Tôi rất ủng hộ bà con Thanh Hóa và tha thiết khuyên người dân ở đây đừng nên đi tìm thêm bất cứ điểm nào chứa hóa chất, nếu tự ý đào bới nhiều quá sẽ khiến hóa chất lan ra nguồn nước, không khí và ảnh hưởng trực tiếp đến người dân. Đây là nhiệm vụ của các cơ quan chuyên ngành, họ phải khẩn trương vào cuộc thi hành công vụ của mình!
PGS-TS Nguyễn Đình Hòe - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam: “Nhanh chóng xử lý môi trường quanh khu vực chôn thuốc trừ sâu!”.
Với trường hợp các thùng phuy chứa hóa chất đã chôn lâu như thế thì tác hại đến môi trường đã ở mức độ rất nghiêm trọng và phức tạp. Việc xử lý không còn là xử lý chất thải độc hại đơn thuần nữa, mà cần phải xử lý toàn bộ vùng đất, nguồn nước xung quanh khu vực này, bởi cơ chế lan tỏa chất độc không theo hình tròn mà theo cấu trúc đất, các mạch nước ngầm.
Vì vậy, trước hết các cơ quan chuyên môn cần phải đào các thùng phuy này lên, xác định loại hóa chất, đánh giá mức độ nghiêm trọng và mức độ độc hại của từng loại hóa chất, tùy từng loại để có phương án xử lý. Sau đó, điều quan trọng nhất là phải xử lý luôn cả vùng đất, nguồn nước xung quanh đó. Hiện Binh chủng Hóa học (Bộ Quốc phòng) là cơ quan chuyên về xử lý các hóa chất độc hại bằng cách đào hố thăm dò, lấy mẫu phân tích để xác định vùng lan tỏa.
Sau khi xác định vùng đất nhiễm độc, tuyệt đối không cho người dân tiếp tục trồng trọt, sử dụng rau củ, nguồn nước trên vùng đất bị ô nhiễm. Cần thiết phải dãn dân, tái định cư ở vùng khác. Vùng đất này sau khi được làm sạch và chứng nhận an toàn thì mới tiếp tục cho dân cư trú. Đây là cả một thảm họa nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người dân mà nếu cơ quan chức năng không làm ngay thì mức độ tàn phá sẽ càng nặng nề hơn.
Một câu hỏi lớn là bao nhiêu năm rồi mà cơ quan chức năng về môi trường vẫn làm ngơ không xử lý, dù người dân đã phản ánh? Chức trách của cơ quan công quyền ở chỗ nào? Đây là câu chuyện về cả tính mạng của nhiều người dân nên cần truy cứu trách nhiệm hình sự của Cty này, kể cả họ cần phải bỏ ra hàng chục tỉ đồng để xử lý môi trường, đền bù thỏa đáng cho người dân!”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.