»

Thứ năm, 31/10/2024, 18:20:31 PM (GMT+7)

Có nên cho phép mang thai hộ?

(15:49:15 PM 13/01/2013)
(Tin Môi Trường) - GS.TS Lê Thị Quý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển nhận định: "Có con là một quyền lợi chính đáng của mỗi cặp vợ chồng. Tại sao lại để họ phải lén lút?

Ủng hộ mang thai hộ


Thưa bà, một trong những nội dung sửa đổi của Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2000 mà Ban soạn thảo đưa ra họp bàn mới đây là có hay không việc thừa nhận mang thai hộ. Quan điểm của bà thế nào?
 
Trước hết, cần phải thấy rằng, mang thai hộ là một hiện tượng rất mới trong xã hội, xuất phát từ hoàn cảnh thực tế là có những gia đình bị vô sinh mà người ta tha thiết mong có con. Họ có thể khá giả hoặc nghèo khó thì nguyện vọng ấy là hoàn toàn chính đáng và tôi ủng hộ.
 
Nghĩa là, bà ủng hộ việc cho phép mang thai hộ?
 
Đúng thế.
 
Tại sao bà lại ủng hộ?
 
Bởi dù có muốn thừa nhận hay không thì người ta vẫn đang lén lút thực hiện đấy thôi. Đó là một nhu cầu tất yếu của xã hội vì nó xuất phát từ ba nhóm: Do vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng đều vô sinh (mà tỷ lệ này đang gia tăng); khi chúng ta cho phép kết hôn đồng tính thì cũng có nghĩa là nhu cầu này cũng sẽ tăng lên; cũng không loại trừ hiện tượng phụ nữ không thích đẻ mà vẫn muốn có con. Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã giúp cho người ta hoàn toàn làm được điều đó.
 
Nếu bây giờ mình không thông qua thì sẽ khiến cho một bộ phận xã hội không thoải mái. Họ lén lút thực hiện và rủi ro tăng cao, vì rất có thể một trong hai bên sẽ phá vỡ thỏa thuận, gây thiệt hại về tiền bạc, sức khoẻ cho bên kia. Nếu mình có luật thì sẽ kiểm soát được điều đó. Vấn đề ở đây là, có con là một quyền thì tại sao lại bắt họ lén lút?
 
GS.TS Lê Thị Quý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển nói về việc sửa đổi Luật Hôn nhân & Gia đình.
Sẽ không tạo thành xu thế, nếu...

Nhưng những ý kiến phản đối lo ngại rằng việc mang thai hộ sẽ ảnh hưởng tới kết cấu gia đình truyền thống?
 
Đương nhiên, mối lo ấy là hoàn toàn có cơ sở vì vấn đề này rất phức tạp. Bởi đứa con sinh ra sau này có ba người là cha mẹ: gồm bố mẹ đẻ (người cho trứng và tinh trùng) và người mẹ mang nặng chín tháng mười ngày. Dù muốn hay không thì nó cũng ảnh hưởng bởi gen di truyền của cả ba người, có thể là những tính tốt, có thể là những tính xấu. 
 
Thứ nữa, mối quan hệ trong xã hội cũng phức tạp, rắc rối lên, nhất là trong việc nếu đứa con đòi hỏi được biết về người mẹ thứ hai, nếu người mẹ mang thai không thực hiện hợp đồng hoặc có hành vi đe dọa cặp vợ chồng và sau cùng là có thể có vấn đề khi phân chia tài sản. Do đó, chúng ta cần phải đối mặt và chuẩn bị mọi thứ để ứng xử với hiện tượng này cho phù hợp.
 
Với những người không có khả năng sinh con thì việc mang thai hộ là một lựa chọn tối ưu. Thế nhưng, liệu khi cho phép rồi thì có khiến cho những người phụ nữ lập gia đình muốn có con nhưng... không thích đẻ gia tăng?
 
Cái đó cũng cần phải lưu tâm. Tôi cũng là thành viên tư vấn về Giới và Gia đình của Quốc hội. Khi đưa ra bàn thảo việc có nên cho phép kết hôn đồng tính, đã có ý kiến tỏ ra lo ngại rằng như thế rất có thể sẽ tạo ra một xu thế mới trong xã hội. Người ta có thể "thử" để kết hôn đồng tính. Chuyện cho phép mang thai hộ cũng tương tự.
 
Tất nhiên, không thể loại trừ khả năng đó xảy ra. Song, tôi nghĩ khi đã cho phép mang thai hộ thì sẽ phải có một hành lang pháp lý chặt chẽ để hạn chế đến mức tối đa chuyện đó. 
 
Đứa trẻ sẽ có nghĩa vụ nặng hơn

Liệu khi pháp luật cho phép mang thai hộ thì đứa trẻ được sinh ra nhờ mang thai hộ sẽ có trọng trách, nghĩa vụ với cha mẹ lớn hơn so với những đứa trẻ khác, thưa bà?

Đương nhiên. Cần phải để đứa trẻ hiểu rằng, nhờ có người mẹ mang thai hộ kia mà nó mới được sinh ra. Do đó, chuyện nó có nghĩa vụ lớn hơn đứa trẻ khác cũng là điều dễ hiểu. Vấn đề là phải làm sao để hài hòa giữa cha mẹ theo huyết thống và người mẹ mang thai hộ (cũng là huyết thống). Tuy nhiên, nó cũng sẽ may mắn hơn những đứa trẻ khác.
 
Cụ thể, may mắn ấy là gì vậy?
 
Bởi lẽ, đứa trẻ được sinh ra từ mang thai hộ sẽ có tới hai người mẹ. Và sẽ chẳng gì tuyệt vời hơn nếu như hai người mẹ ấy đều được công nhận. Tuy nhiên, để đạt được điều đó thì không chỉ cần đến pháp luật mà còn ở khía cạnh văn hóa. Khi trình độ văn hóa nâng lên, người ta cùng hiểu vấn đề thì sẽ nhìn nhận cởi mở hơn. 

Ý bà là pháp luật cũng cần phải tôn trọng chính người mẹ mang thai hộ kia?

Tôi nghĩ là nên. 
 
Đừng cứ mãi nhân danh văn hóa truyền thống

Liệu khi pháp luật cho phép mang thai hộ có tạo ra một ngành nghề mới trong xã hội là một bộ phận phụ nữ sẽ kiếm sống bằng việc... mang thai không, thưa bà?
 
Cái đó cũng có thể. Tuy nhiên, theo tôi thì điều đó không quá đáng lo. Vì khi ấy, sẽ phải có ban y tế để kiểm tra sức khoẻ của những người phụ nữ nhận mang thai hộ ấy. Đương nhiên, vì ta chưa làm nên chưa thể nói cụ thể song tôi tin luật pháp cũng sẽ lưu tâm đến vấn đề này. Và nữa, đây là việc "mang thai hộ" chứ không phải "đẻ thuê". Chính vì ta chưa thông qua luật cho phép nên người ta mới lén lút thuê người đẻ đấy chứ!
 
Theo bà, hiện nay xã hội đã đến mức cấp bách để đặt ra vấn đề cho phép mang thai hộ?

Cấp bách thì cũng chưa hẳn. Nhưng tương lai thì đó sẽ là một vấn đề xã hội và cần phải nhìn nhận cho thấu đáo. Đừng cứ mãi nhân danh văn hóa truyền thống để mà tước bỏ đi quyền làm cha mẹ, quyền có con chính đáng của các cặp vợ chồng vô sinh.
 
Trong lúc chờ đợi việc mang thai hộ được pháp luật cho phép thì theo bà, chúng ta có thể làm gì để các cặp vợ chồng hiếm muộn có thể sinh con mà không phải lén lút như hiện nay?
 
Đương nhiên, để nói cho phép hay không thì không thể làm ngay bây giờ mà phải có lộ trình. Nhưng trước hết, Nhà nước có thể ban hành những quy định cụ thể để kiểm soát việc người ta ký hợp đồng thỏa thuận với nhau trong việc mang thai hộ. Như vậy sẽ đảm bảo hạn chế những rủi ro cho cả hai phía: người đi thuê và người được thuê.
 
Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện!

"Trước khi ban hành luật có nên cho phép mang thai hộ thì nhất thiết phải có cuộc điều tra xã hội học và có những nghiên cứu khoa học về vấn đề này, xem nhu cầu của xã hội đến đâu, đã thật sự bức xúc chưa. Đương nhiên, một vấn đề mới mẻ đối với xã hội, nhất là xã hội truyền thống như Việt Nam thì sẽ có nhiều người phản đối. Nhưng điều đó không có nghĩa là ta bác bỏ, trốn tránh cái nhu cầu tất yếu của một bộ phận xã hội. Mục đích của xã hội chúng ta là làm sao đem lại hạnh phúc cho mọi người. Nếu luật này mang lại hạnh phúc cho một số người, dù là ít thì cũng nên làm". 
GS.TS Lê Thị Quý (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển)
Theo Kiến Thức
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Có nên cho phép mang thai hộ?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI