Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Xả nước sông Nhuệ vào nội đô: Kịch bản xấu nhất là gì?
(20:59:23 PM 09/08/2013)Cơn mưa lớn kéo dài hàng giờ trong đêm qua (8/8) đã khiến nước sông Nhuệ, đoạn chảy qua Từ Liêm (Hà Nội) tràn bờ. Mực nước sông Nhuệ tại Hà Đông đã vượt mức 5,0m có thể gây ngập trên diện rộng. Nguy cơ vỡ đê sông Nhuệ đang cận kề.
Trước thực trạng này, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn ông Đỗ Đức Thịnh, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố Hà Nội, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão Hà Nội.
- Hiện tại tình trạng ở sông Nhuệ ra sao thưa ông?
Chưa có thiệt hại nào về người và của khi nước sông Nhuệ dâng cao. Chúng tôi đang chỉ đạo các lực lượng tập trung làm bờ để đảm bảo an toàn cho các hộ dân sinh sống quanh đây.
- Hà Nội đã phải xả nước sông Nhuệ vào nội thành?
Khả năng này đang hiện hữu. Từ 13h37 phút, chúng tôi đã phải chỉ đạo hé đập Thanh Liệt để xả khoảng 20% nước sông Nhuệ vào nội thành.
Trong chống lụt, chống lũ, chỉ cần 5 phân nước hạ xuống đã là ranh giới giữa việc vỡ hay không vỡ đê sông rồi. Chỉ cần 20% nước từ sông Nhuệ chảy vào nội thành rồi tiêu qua trạm bơm Yên Sở thì tôi xin khẳng định bờ của sông Nhuệ từ Hà Đông trở lên sẽ được đảm bảo, giảm tải nguy cơ vỡ rất nhiều và giảm hẳn việc tràn.
- Sau trận mưa vừa qua, đến sáng nay (9/8) tình trạng ngập úng ở nhiều tuyến phố nội thành vẫn còn khá nghiêm trọng. Việc xả nước này có gây nguy hiểm không?
Có thể nói thế này, Thành phố đặc biệt là Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão của thành phố đã phải cân nhắc rất kĩ giữa chuyện một số điểm trong nội thành chịu ngập úng với nguy cơ vỡ cả một hệ thống đê sông Nhuệ.
Ngập úng cục bộ sẽ không gây ảnh hưởng gì lớn tới kinh tế, xã hội nếu đem so với chuyện để vỡ đê sông Nhuệ từ Hà Đông đến Từ Liêm.
Chúng tôi đã có cân nhắc và cân đối chuyện này. Ngập úng cục bộ ở một số tuyến phố là việc mình có thể khắc phục được mà không gây ảnh hưởng gì.
- Các tuyến phố ở nội thành sẽ chịu ngập úng thêm bao lâu khi xả nước sông Nhuệ vào?
Tôi nghĩ chỉ khoảng 5 tiếng đồng hồ. Khi xả 20% nước từ sông Nhuệ vào nội thành, việc tiêu úng ở nội thành vẫn diễn ra chứ không phải dừng hẳn. Như vậy, chúng tôi vẫn đảm bảo được sự hài hòa giữa cái khẩn cấp và cái thường xuyên.
Mưa lớn đã làm nước sông Nhuệ đoạn qua xã Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội dâng cao và tràn bờ từ rạng sáng 9/8. (Ảnh: Nguyễn Dũng) |
- Những phố nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ việc hé đập Thanh Liệt?
Xả nước từ sông Nhuệ vào nội thành chỉ kéo dài thời gian tiêu úng thêm một chút chứ không gây ảnh hưởng lớn tới chuyện úng ngập ở nội thành.
Một số tuyến phố như ở khu Mỹ Đình, Thái Hà, Thái Thịnh…có thể sẽ vẫn duy trì mực nước cao 15 – 20 phân so với mặt đường. Nếu trong chiều và đêm nay không xảy ra mưa lớn thì nước sẽ rút dần, trả lại mặt đường khô ráo cho người dân.
|
Trước hết, họ phải chịu ngập úng lâu hơn những khu vực khác. Cuộc sống của họ có thể cũng sẽ bị đảo lộn một chút khi năng lực công trình vượt thiết kế.
Trạm bơm Yên Sở không thể đảm bảo an toàn cho tất cả các điểm úng ngập khi lượng mưa vượt quá giới hạn cho phép.
- Trong trường hợp xấu, mưa lớn tái diễn, chuyện gì sẽ xảy ra?
Đó sẽ trở thành bài toán khó, cực khó. Theo chỉ đạo, đầu tiên chúng tôi phải ưu tiên chống ngập úng ở nội thành. Trong điều kiện có thể vơi nước được cho sông Nhuệ thì Ban chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố cũng như Ủy ban Nhân dân thành phố sẽ có điều tiết để đảm bảo an toàn cho sông Nhuệ.
Trận mưa lớn vừa rồi đã vượt quá năng lực thiết kế. Mưa lớn như vừa qua cũng đã tới hạn sức chịu đựng của trạm bơm Yên Sở nên nếu mưa tiếp, chúng ta buộc phải chấp nhận có thêm những khu vực sản xuất nông nghiệp chịu ngập úng cục bộ để đảm bảo tiêu úng ở nội thành.
- Khi đó, sông Nhuệ sẽ ra sao?
Một khi nước dâng cao vượt thiết kế, sức chịu đựng của các trạm bơm, hồ tiêu thì chuyện gì cũng có thể xảy ra. Nếu nước sông Nhuệ tiếp tục dâng cao do mưa lớn, Thành phố sẽ chỉ đạo bơm tiêu nước khỏi sông Nhuệ ra một số quận huyện. Đầu tiên là Từ Liêm, tiếp đó Đan Phượng và một số huyện nữa.
Đó là phương án duy nhất để cứu sông Nhuệ. Phương án cuối cùng chính là chịu hy sinh những vùng diện tích sâu trũng, không bơm nước ra khỏi đó nữa để chúng chứa nước sông Nhuệ.
- Xin cảm ơn ông!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.