Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Thực phẩm bẩn độc, ung thư Việt Nam lọt Top 20
(16:11:31 PM 03/08/2013)
Thực phẩm bẩn là chuyện thường ngày....
Ông bà xưa có câu “Miếng ăn là miếng tồi tàn” hay “Miếng ăn là miếng nhục” để khuyên răn người ta đừng quá đề cao những giá trị vật chất tới mức đánh mất mình. Ấy thế nhưng thời buổi này, hai lời răn trên lại cần được hiểu theo nghĩa đen, vì đúng là người Việt mình ăn cái gì cũng thấy độc, người Việt đang dùng miếng ăn để giết hại lẫn nhau.
Suốt mấy tuần gần đây, dư luận hoang mang với vụ bún có chất tẩy trắng gây ung thư, 80% rau ngót được tắm thuốc kích thích, thuốc sâu, 90% mẫu nước uống bày bán tại vỉa hè Hà Nội (được kiểm tra ngẫu nhiên) bị phát hiện nhiễm khuẩn E.coli, khô mực xé đốt cháy tỏa ra mùi... nilon... Điểm qua các mặt báo hàng ngày mà thấy hốt, thấy thương cho người Việt, người ta ăn để sống, để thưởng thức sản vật của trời đất, còn chúng ta sao lại ăn để chết thế này?
Để tình trạng thực phẩm bị nhiễm độc tràn lan và Việt Nam lọt vào top 20 nước có số bệnh nhân ung thư nhiều nhất thế giới như hiện nay, ai phải chịu trách nhiệm? Tất nhiên, nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là từ sự suy thoái đạo đức và lương tâm con người, người sản xuất lương thực, thực phẩm chỉ còn biết có tiền mà quên hết đi hai chữ “nhân đức”. Nhưng lỗi chính là do sự buông lỏng quản lý của các cơ quan nhà nước, sự bất lực hay sự vô cảm của họ, cũng không biết nữa.
Thử hình dung thế này, ở một nước châu Âu, chỉ cần 1 vụ scandal về an toàn thực phẩm như kiểu bún có hóa chất độc hại như của Việt Nam, hàng loạt quan chức sẽ phải bị cách chức vì không làm tròn nhiệm vụ, kẻ sử dụng hóa chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng sẽ phải vào tù. Còn ở ta, nếu vụ nào cũng xử thế thì chắc sẽ hết người làm lãnh đạo, bởi tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm cứ tràn lan, la liệt, nối tiếp nhau, chưa hết vụ này đã sang vụ khác.
Thay vì có một cơ quan duy nhất làm đầu mối về an toàn thực phẩm, ở Việt Nam có đến 3 bộ cùng được giao trách nhiệm này là Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế và Bộ Công thương. Có thể hình dung sự nhiêu khê cụ thể thế này, một chiếc bánh Trung thu nhưng ruột thì Bộ Nông nghiệp quản lý, vỏ thì Bộ Công thương, chất lượng thì Bộ Y tế. Sự quản lý chồng chéo của các Bộ đang gây nhiều thủ tục phiền hà và tất nhiên là khi có chuyện xảy ra thì rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc”.
Chưa khi nào người tiêu dùng mất lòng tin vào thực phẩm như hiện nay, nhìn vào đâu cũng không dám tin tưởng, nhưng không ai bảo vệ họ mà chỉ đưa ra lời khuyên “Hãy trở thành người tiêu dùng thông thái” như kiểu đẩy trách nhiệm “các ông bà không thông thái (tức là ngu) thì chết chứ không phải tại chúng tôi đâu nhé”.
Chưa khi nào sự an toàn về bữa cơm của người dân có mức thu nhập nghèo và trung bình bị thả nổi như hiện nay, còn những người có thu nhập cao, các đại gia đã tìm ra “lối thoát” riêng của họ, đó là bỏ tiền thuê người làm trang trại thực phẩm sạch từ A-Z cho mình. Dân nghèo thật đáng thương.
Trong hoàn cảnh ấy lại có thêm văn bản cho phép nhập nội tạng trắng (gồm lòng, tràng, tinh hoàn, mề gà) lại càng khiến người dân hoang mang lo lắng. Theo như giải thích của cơ quan chức năng là Việt Nam buộc phải nhập vì nếu không sẽ vấp phải sự phản ứng gay gắt từ các nước khác vì khi tham gia WTO, chúng ta đã cam kết điều khoản này.
Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, không nên nhập nội tạng vì đây là thực phẩm chứa lượng cholesterol cao gây nhiều bệnh nguy hiểm cho con người như xơ vữa động mạch, đái tháo đường, bệnh gout, bệnh thận, người thừa cân, béo phì... Cần phải cân nhắc giữa lợi ích kinh tế và sức khỏe người dân.
Tuy nhiên, lệnh nhập đã được ban hành, tới đây lòng, mề, tràng từ biên kia biên giới sẽ ồ ạt tràn vào, qua đường chính ngạch thì ít mà tiểu ngạch thì nhiều và không thể kiểm soát, với đủ loại hóa chất độc hại, sức khỏe người tiêu dùng rồi sẽ ra sao?
Đến bao giờ chúng ta mới có một bộ máy quản lý nhà nước chuyên lo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dân hoạt động hiệu quả và đúng với chức phận của họ? Tại sao chúng ta phải trả giá cho sự yếu kém của những nhân viên công vụ nhận lương từ tiền thuế của dân nhưng không làm tròn bổn phận bằng chính sức khỏe, sinh mạng của chúng ta và các thế hệ con cháu chúng ta?
Trong nhiều quyền lợi cơ bản mà một người dân phải được hưởng như điều 21 Chương 2 trong Hiến pháp sửa đổi đã quy định: “Mọi người đều có quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc”, theo tôi, có lẽ cần được thêm vào một quyền rất thiết thực, đó là “Quyền được ăn uống sạch”.
Than ôi, có lẽ vì nhiều người có chức quyền quen “ăn bẩn” nên đã không còn để tâm đến quyền được ăn uống sạch của những người dân thấp cổ bé họng nữa rồi.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.