»

Thứ sáu, 01/11/2024, 04:37:16 AM (GMT+7)

Lạy Phật hay lạy… đại gia Bê!?

(09:00:45 AM 18/04/2013)
(Tin Môi Trường) - Vụ việc đại gia Trầm Bê bỏ tiền trùng tu xây dựng một số ngôi chùa ở Trà Cú, Trà Vinh đã gây sự bức xúc trong giới tu hành và phật tử. Lý do bởi quá nhiều hình ảnh gia đình ông Bê được treo ở những nơi phạm thượng như chánh điện chùa.

 

 

(MH:[-]N.[-]Diep) 

(Minh họa: Ngọc Diệp)

 

Sự ngang ngược đến lố bịch này đã khiến Thượng tọa Lý Hùng - Uỷ viên Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phải thốt lên: “Gia đình ông Trầm Bê không phải là thần thánh mà được treo hình ảnh của mình giữa chánh điện chùa. Bởi khi phật tử đến chùa, đi ngang chánh điện, họ chắp tay xá lạy Phật chứ không phải xá lạy gia đình ông Trầm Bê. Ở đây hình ảnh của gia đình ông Trầm Bê treo như thế thì khác nào họ xá lạy gia đình ông này”.

 

Đành rằng việc góp công sức, tiền bạc để xây dựng miếu mạo, đình chùa là việc làm thiện nguyện, cần tôn trọng và khuyến khích. Song, nhà chùa không phải là tư gia và càng không phải cái chợ. Tôn trọng tự do tín ngưỡng cũng không có nghĩa là người có tiền muốn làm gì thì làm.

 

Những việc làm thiện nguyện phải xuất phát từ sự vô tư, trong sáng, không vụ lợi như lời của Thượng tọa Lý Hùng: “Làm thiện về cho mình thì chỉ hưởng cho mình, làm để cho thấy riêng mình thôi là điều Đức Phật không dạy”.

 

Tuy chưa có cơ sở để khẳng định có sự tiếp tay của nhà chùa trong vụ việc này nhưng cũng không khó để khẳng định không thể không có sự “thỏa thuận” từ hai phía. Chính sự “câu kết” giữa đại gia và nhà chùa đã biến việc làm gọi là “thành tâm, thiện nguyện”  thành việc làm hoen ố chốn tôn nghiêm, rối loạn đời sống tâm linh và tha hóa tín ngưỡng vốn là truyền thống của ngàn đời của người Việt.

 

Điều đáng lo ngại là không chỉ có ông Trầm Bê và ở Trà Vinh mà đang xuất hiện hiện tượng một số đại gia bỗng dưng giàu có, ỉ thế đông tiền, rửng mỡ mà làm những trò xằng bậy chốn tôn nghiêm.

 

Người viết bài này đã từng đến một ngôi chùa mà ở đó la liệt những câu lảm nhảm, thơ chẳng ra thơ, vè chẳng ra vè, được đóng khung, mạ vàng sáng chóe  mà tác giả của nó chính là vị doanh nhân - ông chủ của dự án này. Một nhà thơ đã thốt lên đầy chua chát: “Đến thời doanh nghiệp làm thơ – Nguyễn Du, Lý Bạch bây giờ… đi buôn”.

 

Tôn giáo không thể trở thành một thứ dịch vụ xã hội và càng không để cơ chế thị trường xô đẩy trong vòng quay mua - bán. Sự vụ lợi tiền bạc nơi cõi Phật sẽ tàn phá cõi linh thiêng.

 

Khi đồng tiền thao túng chốn chính trưởng là mối nguy của thể chế.

 

Khi đồng tiền thao túng chốn tâm linh làm rối loạn tâm linh.

 

Và thảm thương thay cho những cái đầu “trọc phú”, luôn ảo tưởng rằng có tiền mua là được cả tiên  Phật, sai bảo cả thần linh.

 

Hậu quả mà những đại gia rửng mỡ này nhận được không chỉ là sự khinh khi của cộng đồng mà còn nhận được những quả báo nhãn tiền nếu thế giới tâm linh là có thật, phải không các bạn?

Theo Bùi Hoàng Tám (Dân trí)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lạy Phật hay lạy… đại gia Bê!?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI