Trao đổi - Phản biện » Xã hội
'Không thể thần thoại hóa rùa hồ Gươm để tôn là bảo vật'
(16:21:37 PM 05/03/2013)Đầu tháng 3, nhà nghiên cứu rùa hồ Gươm, PGS Hà Đình Đức đề nghị lãnh đạo TP Hà Nội xem xét trình lên Chính phủ phê duyệt việc công nhận cá thể rùa hồ Gươm (còn sống), tiêu bản rùa hồ Gươm lưu tại đền Ngọc Sơn và bộ xương rùa lưu trong Bảo tàng Hà Nội làm bảo vật quốc gia.
Theo ông Hà Đình Đức, ngoài ý nghĩa về văn hóa, lịch sử, rùa hồ Gươm còn có ý nghĩa về mặt tâm linh nên việc đưa rùa vào danh sách bảo vật quốc gia là cần thiết. Hình ảnh rùa còn được gắn liền với truyền thuyết hồ Gươm.
"Rùa đã gắn bó với hồ Gươm hàng trăm năm, nhắc đến rùa là nhớ đến lịch sử oai hùng của dân tộc nên có thể nói rùa là báu vật vô giá, là di sản văn hóa lịch sử và phi vật thể", ông Hà Đình Đức bày tỏ.
"Các nhà văn hóa, khoa học cần ngồi lại xem xét các yếu tố văn hóa, lịch sử để đánh giá toàn diện giá trị của rùa hồ Gươm. Tiêu chí về bảo vật quốc gia cũng cần vận dụng linh hoạt chứ không nên cứng nhắc. Không có gì là tuyệt đối, là chân lý", PGS Hà Đình Đức đề xuất.
Rùa hồ Gươm được chữa bệnh năm 2011. Ảnh: Hà Đình Đức. |
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền cho rằng, trong văn hóa, rùa, rắn là thủy quái, là kẻ thù của người dân. Nếu đưa con vật này lên thờ là đề cao thủy quái, rất không ổn. Hình tượng vua Lê Lợi đầu thế kỷ 20 cầm kiếm chém xuống hồ Gươm là hành động chống lũ lụt. Bởi xưa kia khu vực hồ Gươm trũng, nhiều ao hồ. Tại khu vực đền Ngọc Sơn còn có trấn Ba Đình để trấn sóng độc của văn hóa cũng như sóng nước, lũ lụt từ sông Hồng.
"Rùa là con vật phá đê, nó chỉ có giá trị trong tâm linh khi được coi là một trong tứ linh. Câu chuyện trả gươm cho rùa của Lê Lợi được nhân dân hư cấu, là truyền thuyết sau này mới có", ông Trần Lâm Biền cho biết.
Theo nhà nghiên cứu này, rùa hồ Gươm có giá trị khoa học, là loài rùa hiếm còn sót lại chứ không có giá trị văn hóa lịch sử. "Rùa hồ Gươm không có giá trị phi vật thể, không thể thần thoại hóa con rùa để tôn nó là bảo vật quốc gia", nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền khẳng định.
Trao đổi với VnExpress, Chủ tịch Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, GS.TS Lưu Trần Tiêu cho biết, ông không đồng tình với đề xuất của PGS Hà Đình Đức.
"Ông Đức là người tâm huyết, nhiệt tình bảo vệ rùa hồ Gươm, song chưa nắm chắc các tiêu chí xét duyệt bảo vật quốc gia. Xét theo tiêu chí thì rùa hồ Gươm không phù hợp. Chúng ta đã quy định tiêu chí về bảo vật nên không thể tùy tiện chỉnh sửa", GS.TS Lưu Trần Tiêu khẳng định.
Tiêu chí của bảo vật quốc gia: là hiện vật gốc độc bản; là hiện vật có hình thức độc đáo; là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc là các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.