Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Cà gai leo chữa ung thư chỉ là tin đồn
(13:44:39 PM 09/01/2013)Cà gai leo (Tên khoa học: Solanum hainanense Hance Solanaceae) còn có tên khác là cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, gai cườm. Phân bố khắp nơi tại các tỉnh miền Bắc cho tới Huế, Lào, Campuchia.
Cà gai leo thuộc loại cây nhỡ leo, thân dài từ 60 – 100 cm, hay cao hơn. Rất nhiều gai, cành xòa rộng. Lá hình trứng hay thuôn dài, dưới gốc lá hình rìu hay hơi tròn. Cây có nhiều gai, nhiều hình dạng, tùy thuộc vào địa điểm và môi trường sinh trưởng. Mép lá có thể thẳng hay lượn. Lá có phủ lớp lông màu trắng nhạt. Hoa tím nhạt hay trắng, nhị vàng. Qủa mọc thành xim (chùm) từ 2 – 5 quả. Qủa hình cầu, khi chín có màu vàng hay đỏ, bóng, nhẵn, đường kính từ 5 - 7 mm. Hạt vàng, hình thận. Cà gai leo có vị hơi the, tính ấm.
Thành phần hóa học trong rễ cây có chứa tinh bột và nhiều thành phần hóa học khác như Acanoit, glycoalcaloid... có khả năng bảo vệ tế bào gan rất mạnh, kìm hãm và làm âm tính vi rút viêm gan, ngăn chặn quá trình xơ gan.
Thường người ta đào rễ cây quanh năm, rửa sạch, thái mỏng, phơi sấy khô làm thuốc. Rễ cây cà geo leo dùng làm thuốc chữa phong thấp, đau nhức răng, chảy máu chân răng, chữa say rượu. Người bị say rượu lấy rễ cây cà gai leo sát vào răng để tránh say rượu. Bên cạnh đó, người ta còn dùng 16 – 20g rễ cây cà gai leo để sắc uống chữa bệnh lậu.
Bác sĩ – Thạc sĩ Đặng Huyền Nga, bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội cho biết: “Trong thực tế, cây cà geo leo chỉ có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh về gan". |
Bác sĩ – Thạc sĩ Đặng Huyền Nga, bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội cho biết: “Trong thực tế, cây cà geo leo chỉ có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh về gan. Đối với các bệnh lý khác, việc sử dụng cây cà gai leo để chữa trị là do kinh nghiệm dân gian, chưa có các nghiên cứu khoa học nào khẳng định”.
Nói về tác dụng chữa ung thư của cây cà gai leo, bác sĩ – Thạc sỹ Đặng Huyền Nga nói: “Hiện nay, chưa có một nghiên cứu khoa học nào công bố hay chứng minh công dụng chữa ung thư của cây cà gai leo. Thông tin về tác dụng chữa ung thư của cây cà gai leo có thể xuất phát từ một hội nhóm, hoặc nghiên cứu của một tổ chức y tế không chính thống. Tuy nhiên, những thông tin này cần được nghiên cứu, thẩm định và công bố của các cơ quan chức năng có thẩm quyền”.
Theo khuyến cáo của bác sĩ, người dân nên thận trọng khi sử dụng cây cà gai leo trong việc trị bệnh. Vì, bên cạnh công dụng khi dùng đúng cách, đúng bệnh, thì cây cà gai leo còn chứa nhiều độc tố nguy hiểm, nhất là ở phần quả của cây. Nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng người sử dụng.
Hiện nay, có rất nhiều các công trình nghiên cứu được công bố về tác dụng chữa bệnh của cây cà gai leo như: “Nghiên cứu thuốc từ Cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” - Đề tài cấp nhà nước do TS. Nguyễn Thị Minh Khai làm chủ nhiệm đã chứng minh tác dụng bảo vệ gan, ức chế sự phát triển xơ gan của dạng chiết toàn phần và bộ phận hoạt chất chính glycoalcaloid. Đã chứng minh tác dụng chống viêm và tác dụng antioxydant rất tốt của cà gai leo (dạng toàn phần và dạng chiết glycoaloid). Đã xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của cà gai leo.
Hay “Nghiên cứu lâm sàng tổn thương gan do tiếp xúc nghề nghiệp và tác dụng bảo vệ gan của Cà gai leo trên thực nghiệm” - Luận án Tiến sĩ Dược học 1997 đi đến kết luận: Dịch chiết cây cà gai leo có tác dụng bảo vệ gan chuột, với các khả năng: hạn chế tăng trọng lượng gan do nhiễm độc; ngăn chặn thoái hoá mỡ và hiện tượng chảy máu vi thể trong nhu mô gan; làm giảm sự huỷ hoại tế bào và tan rã nhu mô gan, do đó bảo tồn được cấu trúc nan hoa của tiểu thuỳ gan.
Những kết quả nghiên cứu trên đã đã chứng minh rằng cây cà gai leo chỉ có tác dụng giải độc gan, chống xơ gan chứ không hề nói đến công dụng chữa bệnh ung thư, kể cả bệnh ung thư gan như người dân đồn đại.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.