Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Bộ NN-PTNT "hối thúc" thực hiện Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A!
(07:38:27 AM 24/04/2013)Trong khuôn khổ chuyên đề giám sát thủy điện, ngày 23-4, Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã làm việc với tỉnh Đồng Nai và các bộ, ngành liên quan về 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường, cho biết sẽ giám sát 2 dự án này ở 3 nội dung: môi trường (sinh thái, văn hóa, trồng rừng thay thế…), hiệu quả tổng hợp (sản xuất điện, phục vụ nước tưới tiêu…) và tính pháp lý, tuân thủ các quy định của pháp luật.
Bộ NN-PTNT: Dự án có căn cứ pháp lý (?!)
Tuy nhiên, theo tài liệu chúng tôi thu thập được, trong Thông tư 34 quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng, cũng do chính Bộ NN-PTNT ban hành năm 2009, khái niệm rừng giàu, rừng nghèo được tạm tính theo trữ lượng và dành cho cả loại rừng gỗ và rừng tre nứa, lồ ô; không có quy định nào xếp lồ ô, tre nứa vào dạng rừng nghèo.
Bộ VH-TT-DL không hay biết
Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) tỉnh Đồng Nai, TS Nguyễn Văn Long, cho biết sở đã có văn bản hỏi ý kiến Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT-DL) và được biết đến thời điểm này, cục chưa nhận được bất cứ văn bản nào liên quan đến 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Dẫu vậy, Cục Di sản văn hóa khẳng định VQG Cát Tiên là di sản văn hóa đặc biệt đã được Chính phủ công nhận cho nên phải tuân thủ đúng Luật Di sản.
Theo TS Long, Đồng Nai là dòng sông nội sinh (bắt nguồn và kết thúc trong nước) duy nhất ở Việt Nam, các khu rừng trong lưu vực cũng mang bản sắc văn hóa, đa dạng sinh học của lưu vực, nếu phá đi để trồng lại rừng mới thì sẽ không còn ý nghĩa.
Bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết từ những năm 1990, Đồng Nai đã mạnh dạn không cho khai thác rừng tự nhiên, rừng phòng hộ và trồng thêm rừng. Và để bảo đảm hài hòa giữa lợi ích kinh tế và bền vững môi trường, tỉnh đã tạm ngưng thực hiện các dự án thủy điện nhỏ, kể cả các thủy điện đã được phê duyệt điều chỉnh trong bậc thang thủy điện Đồng Nai 8.
Vùng kinh tế trọng điểm gánh trọn hậu quả!
Kết thúc buổi làm việc, ông Phan Xuân Dũng cho rằng tính kinh tế của các dự án thủy điện không chỉ ở việc đầu tư các nhà máy mà còn rất nhiều vấn đề liên đới khác: môi trường, xã hội… Vì vậy, đề nghị chủ đầu tư cần tính toán lại hiệu quả kinh tế của 2 dự án. “Các đại biểu nên tìm đọc cuốn sách Lời thú tội của một sát thủ kinh tế - cuốn sách của Jonh Perkins viết về việc các công ty của Mỹ đầu tư vào thủy điện khắp thế giới - để có cái nhìn toàn diện về thủy điện” - ông Dũng gửi gắm đến đoàn thay cho lời kết.
Chủ đầu tư xác định phải làm!
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai, ông Bùi Pháp, khẳng định đến thời điểm này, chủ đầu tư xác định là phải làm! Chủ đầu tư cam kết 2 dự án sẽ không làm tăng thêm lũ lụt cho hạ du, đồng thời sẽ không có sự xáo trộn cộng đồng bản địa vì trong khu vực thực hiện dự án không có dân cư. “Chúng tôi có thể sẽ trồng 372 ha rừng mới hoặc hơn và sẽ xây dựng trạm kiểm lâm để tránh tình trạng chặt phá cây rừng, cũng như xây dựng các trạm y tế, trường học. Nếu các cơ quan chức năng đánh giá 2 dự án có tác động xấu, chủ đầu tư tự nguyện dừng dự án vì cũng quan tâm đến môi trường” - ông Pháp nói.
Tuy nhiên, một vấn đề đang khiến dư luận lo lắng là liệu 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A sẽ mở đầu một trào lưu phá VQG làm thủy điện vì “ưu điểm” không di dân, tái định cư hay không? |
ÔNG HUỲNH NGỌC ĐÁNG, PHÓ TRƯỞNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG:
Người lãnh hậu quả là dân
Cũng là tỉnh nằm ở hạ nguồn sông Đồng Nai nhưng tôi chưa thấy các cơ quan chức năng Trung ương khảo sát lấy ý kiến của cơ quan hữu trách, người dân Bình Dương về 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Riêng tôi, tôi đề nghị cơ quan có trách nhiệm phải xem xét một cách hết sức nghiêm túc về 2 dự án này. Các nhà khoa học đã cảnh báo 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nếu triển khai sẽ ảnh hưởng rất xấu đối với rừng, môi trường… Các công trình thủy điện hiện hữu, nhất là công trình nhỏ đã gây ra quá nhiều chuyện không hay rồi. Vì vậy, nếu không xem xét thấu đáo mà cố làm 2 dự án này thì cuối cùng người lãnh hậu quả cũng là dân thôi.
Chủ đầu tư dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A cũng đã gửi cho tôi một bộ hồ sơ, tài liệu về 2 dự án trên. Nhưng tôi không phải là người nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực thủy điện nên không thể đưa ra những nhận xét thật chính xác về dự án. Tuy nhiên, tôi tin và ủng hộ ý kiến của các nhà khoa học.
ÔNG HUỲNH THÀNH LẬP, TRƯỞNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TPHCM:
Giàu có mà bệnh tật, cuộc sống chẳng ý nghĩa gì
Có nhiều cách để thêm nguồn điện cho quốc gia, sao cứ phải nhất thiết xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A khi mà hệ lụy của nó gây ra đối với môi trường và cuộc sống của gần 20 triệu dân phía hạ du có hại nhiều hơn lợi ích về kinh tế? Về mặt môi trường, 2 thủy điện này sẽ làm nước sông bị ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cấp nước sinh hoạt, sản xuất của hàng triệu dân và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Đồng Nai, TPHCM và Bình Dương. Ai cũng muốn cuộc sống mình giàu lên nhưng giàu mà sống chung với nguồn nước ô nhiễm, dẫn đến bệnh tật thì cuộc sống chẳng có ý nghĩa gì!
Chưa dừng lại ở đó, nếu công trình gặp sự cố thì thiệt hại sẽ rất lớn, vượt quá tiềm lực kinh tế cũng như tính toán lợi nhuận của chủ đầu tư. Khi đó, không chỉ Đắk Nông, Lâm Đồng và Đồng Nai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng mà TPHCM cũng khó thoát cảnh ngập lụt. Do vậy, tôi kiến nghị không xây dựng 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.