Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Thông điệp truyền thông công ích về tê giác được gừi đến công chúng
(16:38:29 PM 18/11/2014)Hai thông điệp truyền thông công ích của cặp đôi nghệ sỹ Thu Minh và Thanh Bùi đã được công bố nhằm kêu gọi công chúng thay đổi niềm tin và hành vi để bảo vệ loài tê giác nguy cấp.
Đây là hai PSA tiếp theo trong số chín PSA đã được công bố trước đó, với tên gọi The Myth (Chuyện hoang đường) và What I Found (Điều chúng tôi thấy). Ở PSA The Myth, hai nghệ sỹ đã một lần nữa lên án những niềm tin hoang đường của một số người về công dụng mầu nhiệm của sừng tê giác, đồng thời dẫn chứng thông tin khoa học rằng sừng tê giác có cấu tạo từ keratin, giống hệt tóc và móng tay của con người để chứng minh cho lập luận trên.
Mặt khác, bằng những trải nghiệm của mình nhân chuyến thăm và làm việc tại Nam Phi tháng Tư vừa qua, Thu Minh và Thanh Bùi đã kể lại câu chuyện kinh hoàng về những điều mình đã chứng kiến qua PSA What I Found, cảnh tượng thiên nhiên hoang dã với những loài động vật độc đáo đã bị thế chỗ bởi những cuộc tàn sát đẫm máu tê giác để lấy sừng.
“Tại Việt Nam, chúng ta cần hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống và thiên nhiên hoang dã - những di sản của chính chúng ta.”- ca sỹ Thu Minh khẳng định. Cô cũng cho biết thêm: “Cả thế giới đang nhìn Việt Nam một cách kinh hãi vì những gì chúng ta đang làm đối với loài tê giác. Điều này cần phải được chấm dứt, vì lợi ích của tê giác và cũng vì danh dự của Việt Nam. Trong thời gian vừa qua, tôi đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp oai phong của tê giác, cũng như được tận mắt thấy những việc rùng rợn mà chúng ta gây nên cho loài vật này.”
Riêng ca sỹ - nhạc sỹ Thanh Bùi khuyến khích công chúng không chi tiền phung phí vào việc giết một con vật vô tội một cách vô ích.
Cũng trong khuôn khổ các hoạt động truyền thông của chiến dịch “Chấm dứt sử dụng sừng tê”, trong thời gian tới, hai PSA trên sẽ lần lượt được phát sóng trên các đài truyền hình, các kênh của những đơn vị truyền thông là đối tác của chiến dịch tại Việt Nam như VTV, VTC, InfoTV, TVShopping/ VTVcab11, Chicilon Media, FBNC… Bên cạnh đó, những thông điệp của chiến dịch sẽ xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau thông qua việc đưa thông điệp trên đài phát thanh, các báo tin tức, tạp chí và các biển quảng cáo tấm lớn.
“Chúng tôi kì vọng tầm ảnh hưởng của hai nghệ sỹ Thu Minh và Thanh Bùi sẽ khiến những thông điệp này được lan tỏa rộng rãi đến công chúng cũng như sẽ tác động thật sự mạnh mẽ đến những người đang có ý định mua bán hoặc sử dụng sừng tê giác.” – cô Thới Thị Châu Nhi, Điều phối viên chiến dịch cho biết. “Thế giới đang cùng chạy đua từng ngày để tránh khỏi nạn tuyệt chủng của tê giác, nhưng với sự đồng hành của các nghệ sỹ, các đơn vị truyền thông cũng như đối tác, chúng tôi không hề thấy mình đơn độc trong cuộc chiến này.”
Nạn săn bắn tê giác đã tăng kỷ lục với 1.004 cá thể bị giết để lấy sừng được ghi nhận tại Nam Phi trong năm 2013. Báo cáo mới nhất của Bộ Môi trường Nam Phi cho biết đến hết ngày 22/09/2014 đã có ít nhất 787 tê giác đã bị giết hại, một sự tương phản quá lớn so với con số 13 cá thể bị giết trong cả năm 2007.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.