»

Thứ ba, 28/01/2025, 23:04:30 PM (GMT+7)

Quảng Nam: Dân xác xơ vì Công ty Thép Việt Pháp gây ô nhiễm

(18:30:00 PM 07/03/2014)
(Tin Môi Trường) - Bị ảnh hưởng nặng nề, người dân đã nhiều lần kiến nghị xử lý Công ty Thép Việt Pháp gây ô nhiễm nhưng chưa được cơ quan chức năng giải quyết

Thải khói đen dày đặc, tiếng ồn không chịu nổi... là những gì mà Công ty Thép Việt Pháp gây ra gần 5 năm nay với người dân ở xã Điện Nam Đông, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Người dân đã gửi đơn kiến nghị khắp nơi, thậm chí chặn xe chở vật liệu vào công ty để phản đối nhưng đến nay, vụ việc vẫn không được quan tâm xử lý.

 

Khốn khổ với bụi khói, tiếng ồn

 

Công ty Thép Việt Pháp được xây dựng từ năm 2009, thuộc Cụm Công nghiệp và Dịch vụ Thương Tín I, đóng ở xã Điện Nam Đông. Do công ty này nằm gần khu dân cư nên hằng ngày, hơn 120 hộ dân của thôn 7A và 7B, xã Điện Nam Đông phải hít khói đen mịt mù mà doanh nghiệp này thải ra khi sản xuất. Cùng với bụi khói là những tiếng động ầm ĩ từ việc nhập và phân loại, xử lý thép.

Công[-]ty[-]Thép[-]Việt[-]Pháp[-]ngày[-]đêm[-]đầu[-]độc[-]người[-]dân[-]bằng[-]tiếng[-]ồn[-]và[-]khói[-]đen
Công ty Thép Việt Pháp ngày đêm đầu độc người dân bằng tiếng ồn và khói đen
 

Không chịu nổi ô nhiễm, người dân đã nhiều lần kéo đến công ty phản đối. Đỉnh điểm là vào cuối tháng 9-2012, hàng trăm người dân đã bao vây nhà máy, lập rào chắn thay nhau chốt chặn, không cho xe tải nhập thép phế liệu vào công ty.

 

Sau đó, các cơ quan chức năng địa phương đã gặp gỡ người dân và cùng công ty giải quyết vụ việc. Công ty hứa sẽ giảm công suất hoạt động và trồng thêm cây xanh để hạn chế ô nhiễm. Thế nhưng, gần 2 năm nay, công ty không thực hiện lời hứa, khói bụi vẫn ồ ạt thải ra môi trường, nhuốm đen khu dân cư.

 

Bà Trần Thị A - 60 tuổi, sống ở thôn 7A hơn 50 năm qua - cho biết: “Gia đình tôi và người dân trong thôn luôn bị tra tấn từ tiếng ồn dồn dập đập vào tai bởi hoạt động nhập và xử lý thép nguyên liệu. Từ 19 giờ đến 7 giờ hôm sau, thậm chí đến 12 giờ, 5 lò nấu thép của công ty hoạt động hết công suất, thải khói đen kịt cùng mùi khét lẹt. Không khí lúc nào cũng đặc quánh, không ai ngủ nghê gì được”.

 

Cách nhà bà A không xa là nhà ông Nguyễn Hữu, 73 tuổi. “Chúng tôi đã viết đơn đến các cấp chính quyền rồi tổ chức chặn xe, bao vây công ty để yêu cầu chấn chỉnh nhưng đến nay vẫn không được quan tâm giải quyết” - ông Hữu bức xúc.

 

Theo nhiều người dân Điện Nam Đông, Công ty Thép Việt Pháp không cho người dân biết kế hoạch hoạt động cũng như công suất sản xuất. Nước thải của công ty không qua xử lý cũng được lén lút xả ra nghĩa trang của xã.

 

Không lẽ để dân tự xử?

 

Theo ông Ngô Anh Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Điện Nam Đông, hoạt động chế biến thép của Công ty Thép Việt Pháp gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân và đã diễn ra từ nhiều năm nay. UBND xã đã phối hợp với UBND huyện Điện Bàn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cùng Thanh tra tỉnh Quảng Nam đến làm việc với người dân và đại diện công ty.

 

“Công ty đã tỏ ra lắng nghe ý kiến người dân, xin được tiếp tục hoạt động để công nhân có việc làm nhưng đến nay, tình hình vẫn không cải thiện. Môi trường quanh doanh nghiệp này ngày càng thêm xơ xác, người dân phải hít khí độc và chịu đựng tiếng ồn đinh tai nhức óc hằng ngày” - ông Hà lo ngại.

 

Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Điện Bàn khẳng định nếu người dân phát hiện hoặc bắt quả tang Công ty Thép Việt Pháp xả nước thải và khói ô nhiễm làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mình thì có thể báo ngay cho cơ quan chức năng để có hướng xử lý kịp thời. Từ đó, cơ quan chức năng sẽ có cơ sở để yêu cầu công ty giải quyết hậu quả. Tuy nhiên, khi chúng tôi trao đổi lại với người dân điều này, tất cả đã đồng loạt phản ứng: “Chứng cứ đã rành rành, chính quyền không giải quyết thì không lẽ để dân tự xử?”.

Từng xảy ra tai nạn chết người


Một công nhân của Công ty Thép Việt Pháp cho biết mỗi ngày, công ty nấu gần 100 tấn thép phế liệu nhập từ nước ngoài về với 5 lò luyện thép hoạt động hết công suất. Vào tối 8-8-2013, trong quá trình nấu thép, một lò luyện đã bất ngờ nổ tung làm công nhân Nguyễn Văn Vũ bị thương nặng và chết ngay sau đó. Trưởng Công an xã Điện Nam Đông, ông Nguyễn Đào, đã xác nhận vụ việc này.

(Theo NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quảng Nam: Dân xác xơ vì Công ty Thép Việt Pháp gây ô nhiễm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI