»

Thứ bảy, 22/02/2025, 07:19:22 AM (GMT+7)

Nếu thiên thạch va vào trái đất

(13:09:11 PM 01/07/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Các nhà khoa học vừa đưa ra danh sách 10 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nếu trái đất va chạm vào một thiên thạch trong vũ trụ.

 

 

Nhiều nước chịu thiệt hại nặng khi thiên thạch va vào vũ trụ. Ảnh: Telegraph.

 

Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Southampton (Anh) đã đưa ra bảng danh sách các nước có nguy cơ chịu thiệt hại lớn về người và vật chất trong kịch bản nói trên. Theo thư tự nghiêm trọng giảm dần, các nước đó là Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, Philippines, Italy, Anh, Brazil và Nigeria.

 

Nghiên cứu này được các nhà khoa học lập ra dựa trên phần mềm được gọi là NEOimpactor tổng hợp từ chương trình nghiên cứu vật thể gần trái đất của NASA.

 

Theo nghiên cứu này, các nước như Canada, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Thụy Điển là những nước có khả năng bị hư hại cơ sở hạ tầng nghiêm trọng nhất.

 

Danh sách đưa ra sau khi các nhà khoa học phát hiện ra mảnh thiên thạch có kích thước bằng cả ngôi nhà ở cách trái đất 12.000 km vào đầu tuần này.

 

Telepraph dẫn lời tiến sĩ Nick Bailey, người đứng đầu nhóm phát triển phần mềm NEOimpactor: “Va chạm với thiên thạch thảm họa tự nhiên lớn nhất mà con người đang đối mặt. Khi thiên thạch va vào trái đất, nó sẽ gây ra hậu quả về người và tài sản rất lớn".

 

"Kết quả này nhấn mạnh rằng các nước nằm trong danh sách chịu thiệt hại từ thảm họa cần chuẩn bị và hợp tác để giảm nhẹ nguy cơ”, tiến sĩ Nick Bailey nói.

 

Ông cũng cho biết thêm, năm 1908, khu vực gần sông Tunguska (Nga) từng chứng kiến một thiên thạch nhỏ nổ trên không trung.

 

Một số chuyên gia tin rằng thiên thạch là nguyên nhân khiến khủng long tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm. Khi đó, một tảng đá có đường kính 16 km va chạm vào trái đất với lực tác động lên tới 100 megaton (mỗi megaton tương đương sức nổ của 1 triệu tấn thuốc nổ), tức là mỗi sinh vật trên trái đất phải hứng chịu lực tương đương với một quả bom nguyên tử từng được thả xuống Hiroshima, Nhật Bản.

 

Hương Thu

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nếu thiên thạch va vào trái đất

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI