Môi trường » Tiếng ồn
Lấp hồ, xẻ núi trồng… biệt thự
(11:20:29 AM 12/08/2011)Xã cũng “tranh thủ” thời đất sốt
Cơn mưa rừng cuối chiều ào qua nhanh đến mức chúng tôi chưa kịp mặc áo mưa thì nó đã tan mất, nhưng cũng đủ để làm những vũng sình lầy trên con đường có cái tên lãng mạn Suối Mơ đi qua xóm Mít, xóm Quýt (xã Yên Bài, huyện Ba Vì) trở nên đặc quánh.
Ông Đào Minh Hội, người dân địa phương dẫn chúng tôi đi đường tắt con đường đất để sang khu biệt thự - nghỉ dưỡng tại đồi Đống, đập Đống (thôn Bơn, xã Vân Hòa, huyện Ba Vì).
Biệt thự mọc trên đất rừng tại thôn Bơn, xã Vân Hòa - Ảnh: Kiên Trung |
Dọc con đường đất chúng tôi qua, những ngôi nhà lụp xụp, xuống cấp theo thời gian, mưa nắng nằm xen kẽ giữa những đồi cây lâu năm đang bắt đầu tròn tán của bà con dân tộc Mường… Ở vùng trung du, bán sơn địa như thế này, cuộc sống mới vừa thoát nghèo nên thông tin, cả một quần thể biệt thự được rao bán giá cả chục tỷ đồng mỗi cái khiến chúng tôi không tin đó là sự thật.
Thế nhưng, sự hiện hữu của một quần thể biệt thự được “trồng” nhấp nhô giữa những tán rừng trên quả đồi có tên đồi Đống ở thôn Bơn khiến người dân ngỡ ngàng.
Hai biệt thự mẫu ở vị trí đẹp nhất: trung tâm hồ Đập Đống và chân đồi Đống - Ảnh: K.Trung |
Dự án khu biệt thự sinh thái – nghỉ dưỡng được triển khai tại thôn Bơn được triển khai từ năm 2010. Dự án này ở vị thế có thể coi là đẹp nhất xã Vân Hòa: có hồ Đập Đống rộng hàng chục ha điều hòa sinh thái làm mặt tiền; các biệt thự chia lô dựa lưng vào đồi Đống với thảm cây xanh được trồng mới chừng hơn chục năm tuổi. Từ vị trí dự án ra khu nghỉ mát Thác Đa chừng 3km; cách tỉnh lộ 87 nối với đại lộ Thăng Long 13km…
Chủ dự án, không ai khác vẫn là A.Group – đơn vị đang đầu tư hàng loạt các dự án tại Ba Vì.
Tuy nhiên, theo người dân, dự án này có quá nhiều điều “đáng bàn”. Bởi lẽ, toàn bộ dự án nằm trên đồi Đống trước kia là đất lâm nghiệp trồng rừng theo dự án PAM; một phần lớn diện tích đất trồng lúa được giao lâu năm cho người dân và gối đầu lên hồ Đập Đống – công trình thủy lợi tưới tiêu nông nghiệp của nhiều vùng đồng trong xã.
Đồi Đống đã bị san lấp làm đường, phân lô, bán nền biệt thự - Ảnh: K.Trung |
Sự việc bắt đầu được người dân phát hiện khi 17.000m2 đất nông nghiệp tại thôn Bơn bị ngập úng do đập tràn của hồ Đập Đống được nâng độ cao lên 1m khiến nước hồ không có chỗ thoát và dồn hết sang phần “ngọn hồ” là đất ruộng của khu đồng Luồng, đồng Tro.
Từ đang thâm canh hai vụ, người dân chỉ trồng cấy được một vụ/năm. Cái đói vừa đuổi đi lại kéo về. 29 hộ dân người dân tộc Mường làm đơn kiến nghị tập thể…
Theo đó, năm 2009, 29 hộ dân thôn Bơn nhận được thông báo của UBND xã Vân Hoà về việc thu hồi đất ruộng để khơi sâu và mở rộng diện tích mặt nước hồ đập Đống. Mức đền bù là 45 triệu đồng/sào. Việc thu hồi này không có QĐ thu hồi của cấp có thẩm quyền, các hộ dân không tán thành.
Năm 2010, người dân thôn Bơn ngỡ ngàng khi thấy máy móc, phương tiện cơ giới được đưa về hồ Đập Đống để thi công. Xã giải thích: tôn cao bờ đập để tích nước tưới tiêu thủy lợi.
Tuy nhiên, cùng với việc đắp đập là việc san đồi, lấp một phần hồ ở khu vực giáp đồi Đống. Và, khu biệt thự - nghỉ dưỡng do A.Group làm chủ đầu tư bắt đầu hình thành.
Việc nâng đập tràn, lấn hồ Đập Đống đã gây hệ lụy làm ngập úng một phần diện tích lớn lúa nông nghiệp tại thôn Bơn. Cùng tiến hành song song, xã chỉ đạo san đồi đập Đống, di chuyển nghĩa trang thôn Bơn sang khu vực khác để lấy mặt bằng 1.700m2 đem… bán.
Khi những người nông dân thôn Bơn bức xúc vì mất đất canh tác, xã tiến hành thu hồi đất ruộng và đền bù mỗi sào 45 triệu đồng. Đối với đồi Đống rộng hơn 13ha là đất lâm nghiệp nằm trong dự án PAM, xã đền bù mỗi sào 100 triệu đồng.
Nhiều hộ dân loay hoay không biết làm thế nào đã nhận tiền từ xã. Tổng số tiền đã giải ngân này gần 1,1 tỷ đồng. Tuy nhiên, trớ trêu nhất, trong hoàn cảnh ngân sách eo hẹp của một xã miền núi như Vân Hòa, lãnh đạo xã đã “linh động” vay nóng từ 1 doanh nghiệp với lãi suất 0%, thời hạn 1 tháng kèm theo một thỏa thuận: nếu xã không trả nợ đúng hạn kỳ hạn, UBND xã Vân Hòa sẽ phải chuyển giao cho doanh nghiệp này quản lý, sử dụng phần diện tích hồ Đập Đống mà xã đang tiến hành cải tạo…
Và, bi kịch của hợp đồng vay mượn này người dân phải hứng chịu. Doanh nghiệp kia đường hoàng vào theo “cửa chính” để tiếp quản không gian hồ Đập Đống – cảnh quan quan trọng nhất để có thể nâng giá biệt thự tại đây lên con số hàng chục tỷ đồng/căn.
Mua một, bán nghìn
Câu chuyện DN vào xã lấy đất đồi làm dự án, sau đó phân lô, bán nền với giá chót vót trên trời có lẽ chỉ có ở những xã miền núi như Vân Hòa, Yên Bài…, vì nó dễ dàng quá, như người ta thò tay vào chum mà bốc vàng lấy đi.
Lãnh đạo xã không những không làm tròn vai trò quản lý, mà còn gián tiếp “tiếp sức” thêm để dự án trái phép này nhanh chóng được hiện hữu.
Đồi Đống nằm trên hai thôn Bơn và thôn Đa Cuống với diện tích 13,21ha. Thời gian hiện tại, phần diện tích đất lâm nghiệp này được giao cho các hộ dân thời hạn 50 năm để trồng rừng theo dự án PAM.
Từ đồi Đống đi ra khu du lịch Thác Đa đúng 3km, ra trung tâm xã cũng chừng vài km. Nhưng quan trọng nhất, ngoài thảm xanh của rừng dự án đang trong tuổi khép tán, phía trước đồi là hồ Đập Đống rộng gần chục ha tạo nên khung gian sinh thái hữu tình.
Không ngoa khi nói đây là vị trí đắc địa nhất xã Vân Hòa, và rất phù hợp để xây dựng dự án biệt thự sinh thái – nghỉ dưỡng. Và, doanh nghiệp kia đã chớp thời cơ…
Trước đó, từ năm 2004, những giao dịch ngầm đất rừng tại đồi Đống đã diễn ra. Theo anh Nguyễn Văn Bằng, người dân xã Vân Hòa: thời điểm đó, một sào đất đồi Đống được người ta mua 6 triệu đồng. Theo thời gian, giá bán có thay đổi lên các con số: hơn chục triệu, vài chục triệu… Người bán cuối cùng nhận được số tiền 100 triệu đồng/sào đất đồi.
Chủ tịch xã Vân Hòa, Hoàng Văn Lộc: "Tôi vừa mới lên chủ tịch xã, hẹn các anh khi khác...". - Ảnh: Kiên Trung. |
Việc “gom” đất đồi Đống được hoàn thiện bằng dự án cải tạo, nạo vét, nâng đập tràn hồ Đập Đống, thực chất là việc lấp một phần mé hồ sát với đồi đống, nâng đập tràn khiến cả một khu ruộng bạt ngàn 1,7ha ngập úng, mất khả năng canh tác; và di dời nghĩa địa thôn Bơn lấy mặt tiền cho dự án…
Con số mà chủ đầu tư rao bán sản phẩm sau khi “phù phép” đất rừng thành đất dự án khiến người dân xã Vân Hòa giật mình. Bởi vì, với giá tiền đó, chủ đầu tư bán đi một căn biệt thự trên đất đồi có thể đủ tiền để mua… hết đất của xã Vân Hòa.
Thông tin trên webside của doanh nghiệp kia giới thiệu: dự án T.V Villas & Resort có quy mô 21ha, trong đó có 7ha hồ nước, gồm 30 căn biệt thự được cấp sổ đỏ để bán cho khách hàng, 20 căn biệt thự các loại phục vụ cho thuê nghỉ dưỡng.
Ngày 01/12/2009 chủ đầu tư bắt đầu triển khai bán 11 căn biệt thự đầu tiên của dự án với giá 200.000 – 300.000USSD/căn biệt thự hoàn chỉnh.
Ông Nguyễn Duy Cẩn - một lão nông đứng bên "hồ Ấp Phú" - công trình thủy lợi của 20 mẫu ruộng ở thôn Ấp Phú, đã bị xã cho lấp đem bán từ năm 2010. - ảnh: Kiên Trung. |
Thời điểm chúng tôi có mặt, toàn bộ nghĩa trang thôn Bơn đã được di dời trong sự phản đối của người dân để lấy 1.700m2 đất mặt bằng; một phần hồ Đập Đống đã bị lấn chiếm (tương đương 1ha); đập tràn hồ Đập Đống được nâng cao 1m khiến toàn bộ 1,7ha đất nông nghiệp phía trên hồ bị ngập úng.
Đồi Đống đã được san ủi để làm đường lên đỉnh đồi theo vòng xoáy trôn ốc. 18 căn biệt thự đã hoàn thiện xây thô. Những tán rừng vừa tròn tán đã được đốn hạ. Trong khi đó, đời sống người dân thôn Bơn, thôn Đa Cuống đã bị đảo lộn.
Câu chuyện hy hữu doanh nghiệp cho xã vay tiền rồi ép lấy đất, hồ làm dự án được ông Hoàng Văn Lộc, chủ tịch UBND xã Vân Hòa giải thích : việc xã chủ động đi vay số tiền 1,2 tỷ đồng để đền bù cho dân, đấy là xã linh động làm thay huyện, sau đó mới báo cáo lên huyện sau.
Tuy nhiên, Phó Giám đốc VP đăng ký QSDĐ, phòng TN - MT huyện Ba Vì Lê Đình Minh khẳng định: đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn xã Vân Hòa không có bất kỳ một dự án nào liên quan đến xây dựng, thu hồi đất đai trừ dự án xây dựng đập Đồng Xô.
Như thế, dự án xây biệt thự trên đất đồi đã được “phù phép”? Trong khi đó, 13ha đồi Đống là đất trồng rừng dự án PAM đang được triển khai; hồ Đập Đống rộng 8ha là công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho hàng chục ha đất nông nghiệp của các thôn Bơn, thôn Đa Cuống từ năm 1984 đến nay.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- Điểm du lịch rừng dừa nước Bảy Mẫu Hội An "ô nhiễm" bởi tiếng ồn
- TP HCM: Ô nhiễm tiếng ồn và những hệ lụy khó lường
- Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ siết chặt quản lý việc nổ mìn tại các mỏ khai thác đá
- Doanh nghiệp tư nhân Trần Phúc phải tuân thủ nghiêm quy định an toàn khi nổ mìn phá đá
- Đắk Nông: Cần sớm xử lý việc nổ mìn phá đá gây nguy hiểm cho người dân ở xã Đắk R’Moan
- Mệt mỏi với tiếng ồn
- Long An: Đề nghị doanh nghiệp hỗ trợ thỏa đáng diện tích lúa bị thiệt hại do nước xả thải
- Bụi và tiếng ồn "tấn công" TP HCM
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
(Tin Môi Trường) - Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hàng trăm triệu lượt khách trong và ngoài nước đi du lịch ở khăp các địa phương. Cùng với xu thế hiện đại, ngành Du lịch Việt Nam là một trong những ngành thường xuyên gây thêm mối nguy ô nhiễm cho môi trường nói chung và đại dương nói riêng, trong đó có rác thải nhựa. một nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trong nước. Thực tế cho thấy, rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch có hướng tăng dần theo từng năm và đang gây áp lực cho môi trường, phát sinh bệnh tật, ô nhiễm nguồn nước,…
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…