Môi trường » Tiếng ồn
Kéo băng từ Bắc cực xuống châu Phi
(11:53:10 AM 13/08/2011)Thập kỉ 70 của thế kỷ trước, Georges Mougin, khi đó là một kỹ sư mới tốt nghiệp đã nảy ra một ý tưởng khổng lồ. Đó là những tảng băng trôi nổi trên biển Bắc Đại Tây Dương có thể được buộc lại và kéo xuống phía nam tới những khu vực chịu hạn hán nghiêm trọng như vùng Sahel ở Tây Phi. Mougin đã nhận được sự hỗ trợ từ hoàng tử Ả rập tuy nhiên các chuyên gia thời đó đã chế nhạo ý tưởng của Mougin và toàn bộ kế hoạch cuối cùng đã bị treo lại.
Một tảng băng 30 triệu tấn có thể cung cấp nước ngọt cho nửa triệu dân châu Phi trong vòng 1 năm. Ảnh: Trevor Williams. |
Năm 2009, một công ty phần mềm Pháp có tên Dassault Systemes đã xem xét lại ý tưởng của Mougin và cho rằng ý tưởng này có thể khả thi và liên hệ với ông đề nghị được làm mô hình toàn bộ ý tưởng trên máy vi tính. Sau khi hoàn thành mô hình, 15 kỹ sư của nhóm nghiên cứu đã kết luận hoàn toàn có thể kéo một tảng băng từ vùng biển quanh Newfoundland (gần Canada) đến quần đảo Canary ngoài khơi bờ biển tây bắc châu Phi trong thời gian 5 tháng, tuy nhiên chi phí sẽ vào khoảng gần 10 triệu USD.
Trong mô hình mô phỏng giống hệt hiện thực, tảng băng được chọn, đầu tiên sẽ được bọc một lớp áo bảo vệ để ngăn chặn việc tan chảy; sau đó sẽ được nối với một tàu kéo di chuyển với tốc độ 1,852 km/giờ (đã tính lực cản của các dòng hải lưu). Trong thí nghiệm mô hình, tảng băng đến đích sẽ mất đi 38% trong tổng trọng lượng 7 tấn.
Tất nhiên dự án thực tế sẽ kéo một tảng băng khổng lồ hơn nhiều. Các chuyên gia ước tính một tảng băng cỡ 30 triệu tấn có thể cung cấp nước ngọt cho nửa triệu dân trong vòng một năm.
Các nhà khoa học cũng xem xét vấn đề vận chuyển nước từ tảng băng ở biển đến tận tay những nạn nhân trong vùng hạn hán. Toàn bộ chi phí khổng lồ cho một dự án như vậy, ước tính bao gồm chi phí của lớp áo bảo vệ tảng băng, nhiên liệu dầu dùng cho tàu kéo trong 5 tháng, nhân lực liên quan và cuối cùng là chi phí phân phát nước ngọt từ bờ biển vào tận nơi từng địa phương trong khu vực hạn hán.
Các nhà khoa học cho biết có khoảng 40.000 tảng băng lở ra khỏi mũi băng Bắc cực hàng năm. Một phần nhỏ băng lở đó đã đáng để mất thời gian và chi phí cho việc kéo chúng đến những vùng bị hạn hán, như là khu vực Sừng châu Phi (Đông Phi) hiện nay.
Kỹ sư Mougin đã 86 tuổi hiện đang đi gây quĩ cho dự án thực tế.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- Điểm du lịch rừng dừa nước Bảy Mẫu Hội An "ô nhiễm" bởi tiếng ồn
- TP HCM: Ô nhiễm tiếng ồn và những hệ lụy khó lường
- Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ siết chặt quản lý việc nổ mìn tại các mỏ khai thác đá
- Doanh nghiệp tư nhân Trần Phúc phải tuân thủ nghiêm quy định an toàn khi nổ mìn phá đá
- Đắk Nông: Cần sớm xử lý việc nổ mìn phá đá gây nguy hiểm cho người dân ở xã Đắk R’Moan
- Mệt mỏi với tiếng ồn
- Long An: Đề nghị doanh nghiệp hỗ trợ thỏa đáng diện tích lúa bị thiệt hại do nước xả thải
- Bụi và tiếng ồn "tấn công" TP HCM
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…