»

Thứ năm, 21/11/2024, 08:51:10 AM (GMT+7)

Hàng chục hộ dân sống trong lo sợ nứt đất

(11:35:07 AM 07/12/2012)
(Tin Môi Trường) - Từ nhiều năm qua, hàng chục hộ dân các thôn Phong Thái, Thái Long, Quang Thuận thuộc xã miền núi An Lĩnh, huyện Tuy An (tỉnh Phú Yên) luôn sống trong tình trạng nơm nớp lo sợ nhà cửa tiếp tục bị nứt, đổ do nứt đất.

 

Nứt đất kéo theo các tường nhà bắt đầu bị nứt. 

Tình trạng nứt đất ở xã An Lĩnh bắt đầu xảy ra từ năm 1999 đến 2000 nhưng chưa được khảo sát, xử lý dứt điểm thì mùa mưa lũ năm 2009 lại tái diễn và hiện có hơn 50 nhà dân bị ảnh hưởng.

 

Ngôi nhà cấp 4 rộng chừng 36 m2 của gia đình anh Trần Quốc Vương ở vùng 7 thôn Phong Thái nằm bên dưới con đường chính của xã. Từ năm 1999, do nứt đất nên các tường nhà bắt đầu bị nứt và mỗi năm một nặng thêm. Hiện nay, nhiều vị trí như tường bị đổ nghiêng, trên tường có nhiều đường nứt dài từ 2m đến 5m, móng nhà có thể bị sập bất cứ lúc nào.

Anh Nguyễn Quốc Vương cho biết: “Năm 1999, tối ngủ sáng ra đã thấy mặt sân sụp xuống gần một tấc, tường bị nứt. Từ đó đến nay hàng năm cứ lún dần, bây giờ vách nứt ra, cửa đóng không được, toàn bộ tường phía sau nhà đã nứt và nghiêng, sập lúc nào không hay.”

Tương tự nhà bà Trần Thị Phong ở vùng 4 thôn Phong Thái cũng vậy, nhưng mức độ nhẹ hơn. Mùa mưa năm 2009 do nứt đất nên nhà bác Phong bị giựt móng (xuống móng) một đường dài khoảng 3m; tường phía trước cũng bị nứt một đoạn và hai vị trí khác phía sau nhà bị nặng hơn, buộc phải trám xi măng nhưng cửa sổ thì không đóng lại được.

Những ngôi nhà bị ảnh hưởng hậu quả của nứt đất là tường bị nứt, nghiêng; các vách tường bị tách ra, có nơi đất nền nhà bị “đội” lên hoặc nứt…

Sau khi xảy ra tình trạng nứt đất, xã An Lĩnh đã xây dựng Khu tái định cư Giếng Dông rộng 12 ha, nhưng đến nay chỉ 12 hộ đến xây nhà. Nguyên nhân chính là đời sống người dân còn quá khó khăn, giao thông cách trở vì dốc đứng. Nhưng quan trọng hơn là nếu đến định cư tại khu Giếng Dông thì vẫn phải quay trở lại nơi ở cũ để canh tác đất vườn, đất rẫy kiếm sống. Đó là chưa kể muốn có nước sinh hoạt phải dùng máy bơm để bơm nước từ dưới ao lên cách điểm gần nhất của khu định cư là 70m. Hiện nay, nguồn sống chủ yếu của hơn 1.200 hộ dân xã An Lĩnh dựa vào 485 ha chuối và 590 ha mía gò đồi năng suất khá thấp.

Anh Nguyễn Quang Trung, cán bộ địa chính xã An Lĩnh cho biết: “Ở thôn Phong Thái có hơn 40 hộ bị ảnh hưởng nứt đất được cấp 300 m2 đất ở tại Giếng Dông, nhưng đến nay chỉ 10 hộ đến định cư; những hộ còn lại vẫn “bám” lấy nhà và làm vườn để sinh sống. Họ cho biết khi nào thấy nhà quá nguy hiểm thì mới đi đến nơi tái định cư. Hay như ở thôn Quang Thuận có 5 hộ buộc phải di dời, thì 2 hộ đã chấp nhận vào khu tái định cư; 3 hộ còn lại được Ủy ban Nhân dân xã cấp đất thuộc qũy đất của xã để họ định cư nơi gần đó, vì từ nhà đến khu tái định cư gần 5 km, mà đường sá toàn dốc, đá.”

 

(Nguồn: TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hàng chục hộ dân sống trong lo sợ nứt đất

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

(Tin Môi Trường) - Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hàng trăm triệu lượt khách trong và ngoài nước đi du lịch ở khăp các địa phương. Cùng với xu thế hiện đại, ngành Du lịch Việt Nam là một trong những ngành thường xuyên gây thêm mối nguy ô nhiễm cho môi trường nói chung và đại dương nói riêng, trong đó có rác thải nhựa. một nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trong nước. Thực tế cho thấy, rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch có hướng tăng dần theo từng năm và đang gây áp lực cho môi trường, phát sinh bệnh tật, ô nhiễm nguồn nước,…

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI