»

Thứ bảy, 18/01/2025, 08:11:32 AM (GMT+7)

Đừng để “rung chấn” lớn hơn trong lòng dân

(09:53:39 AM 01/10/2012)
(Tin Môi Trường) - Buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam ngày 30-9 do Ủy viên BCT - Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu trở thành buổi phản ảnh nóng bỏng của cư dân vùng Sông Tranh 2.

>> Cử tri kiến nghị... "hủy" Thủy điện Sông Tranh 2

  Bà con phản ảnh gì với Chính phủ và các bộ, ngành trung ương? 

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (bìa phải) cùng đoàn công tác xem hoạt động của một máy đo gia tốc đặt bên trong thân đập - Ảnh: Tấn Vũ

 

 Đây là cuộc tiếp xúc cử tri hết sức đặc biệt bởi ngoài Phó thủ tướng còn có năm thứ trưởng các bộ ngành và tám đại biểu Quốc hội lắng nghe và giải thích với người dân.

 

Không nên để thảm họa xảy ra rồi mới tính

 

Thứ trưởng Bộ Xây dựng NGUYỄN THANH NGHỊ:

Kiểm tra lại toàn bộ hồ đập trên cả nước

Một số khiếm khuyết của công trình như thi công các khe nhiệt chưa đảm bảo, thiết bị quan trắc lắp đặt chậm đã được khắc phục. Chúng tôi tiếp tục hoàn thiện để tăng cường công tác quản lý các công trình xây dựng được tốt hơn và kiểm tra lại toàn bộ hồ đập trên cả nước.

Mở đầu phiên họp, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh với người dân rằng vấn đề Sông Tranh 2 sẽ là vấn đề lớn mà kỳ họp Quốc hội sắp đến đưa ra chất vấn, thảo luận bởi đây là chuyện mà nhiều cử tri quan tâm. Kiến nghị với đoàn đại biểu Quốc hội, cử tri Huỳnh Tấn Sâm - nguyên bí thư Huyện ủy Bắc Trà My - cho biết hiện tại nhà nứt lún, người dân và thầy cô giáo đều không an tâm. Không riêng gì Trà My, dân dọc sông Thu Bồn từ Bắc Trà My đến Hội An đều lo lắng. 

 

Dù trung ương có đoàn đến khảo sát, đánh giá nhưng nhiều ý kiến của các nhà khoa học quá khác nhau nên người dân càng hoang mang hơn. “Có người không an tâm đã bán nhà đi nơi khác. Không nên để thảm họa xảy ra rồi ngồi tính thì không kịp. Nhà khoa học phải nói chính thống, ai cũng giáo sư, tiến sĩ hết, mỗi người nói một ý giờ dân chẳng biết tin ai” - ông Sâm nhấn mạnh.

 

Cử tri Đinh Mướk bày tỏ việc quan trọng là hành động chứ không thể nói suông rồi để người dân bỏ nhà lên núi. Nhà nứt phải sửa, cứu trợ, làm tư tưởng lâu dài vì không biết động đất bao giờ dừng lại. “Rung chấn đã nặng nề, nếu chúng ta không làm tư tưởng tốt trong dân sẽ có “rung chấn” lớn hơn trong lòng dân và khi đó rất nguy hiểm” - ông Mướk cảnh báo.

 

Ông Hồ Văn Tiến, chủ tịch UBND xã Trà Bui, kiến nghị thủy điện phải đền bù cho dân chứ không thể nói hỗ trợ. Động đất nhà nứt, nhà tái định cư xuống cấp, dân không có đất sản xuất, nhiều người vào rừng phá rừng phòng hộ... “Các vị nói an toàn nhưng ai biết được chữ ngờ. Nếu bể đập thì các anh nói là do thiên tai. Hàng ngàn người dân vùng hạ du đang lo sợ, chúng ta đừng ngồi đó mà đổ thừa thiên tai. Đề nghị Chính phủ không cho tích nước hoặc hủy thủy điện. Nói an toàn sao cấm báo chí vào, cấm dân kiểm tra?” - ông Tiến nói thẳng.

 

Không vì vốn lớn mà coi thường người dân

 

Sau khi nghe hết ý kiến của các cử tri, lần lượt năm thứ trưởng của các bộ, ngành đã “đăng đàn” để giải thích cho người dân được rõ và an tâm. Tân chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực VN (EVN) Hoàng Quốc Vượng cho biết EVN rất chia sẻ với người dân trong lúc này và xin cùng chính quyền địa phương bàn phương án hỗ trợ cho người dân vùng động đất.

 

Bác bỏ ý kiến cấp dưới của mình từng phát biểu không có phương án thảm họa cho vùng hạ du, lần này ông Vượng nhấn mạnh: “Không một cá nhân, tổ chức nào có thể chịu hết trách nhiệm nếu sự cố vỡ đập xảy ra. Vì vậy phải đảm bảo an toàn là trên hết và phải xây dựng phương án cho trường hợp xấu nhất xảy ra”. Ông Vượng cũng cho biết EVN sẽ cùng chính quyền địa phương phối hợp diễn tập lớn cho người dân trong vùng.

 

Phát biểu với cử tri, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: “Chính phủ đặt an toàn về tính mạng, tài sản của người dân lên trên hết. Nếu không an toàn, không tích nước, không phát điện. Không phải vì số tiền đầu tư lớn (hơn 5.000 tỉ đồng) mà coi thường người dân được. Đó là vì nhân dân, tôi mong bà con hiểu cho điều này”. Phó thủ tướng còn cho biết thời gian tích nước, Thủ tướng sẽ quyết định sau khi có một hội đồng thẩm định chính thức và kết luận đã an toàn.

 

Phó thủ tướng cũng đề nghị phải xây dựng phương án vùng hạ du trong trường hợp nếu vỡ đập sẽ như thế nào. EVN chỉ đạo Ban quản lý thủy điện 3 phải hỗ trợ, đền bù trước mắt cho 250 nhà dân, 10 công trình, đường sá, đất sản xuất do ngập trong hồ cho người dân. “Phải nêu cao trách nhiệm chứ không được đùn đẩy. Huyện, tỉnh

 

phải tạo điều kiện để chuyên gia của các bộ ngành nghiên cứu trong mùa mưa lũ này ở thủy điện để Thủ tướng quyết định có tích nước hay không” - ông Phúc nói.

 

Ông HOÀNG QUỐC VƯỢNG (tân chủ tịch EVN):

 

EVN xin lỗi dân

 

Thay mặt EVN, tôi xin lỗi người dân vùng dự án vì đã làm xáo trộn cuộc sống của nhân dân địa phương. Phía EVN đã đầu tư mua và lắp năm trạm đo động đất tại vùng thủy điện Sông Tranh 2, đồng thời lắp thêm hai máy đo gia tốc quanh thân đập để kịp thời ghi nhận diễn biến động đất. EVN đã cử cán bộ, chuyên gia thường xuyên theo dõi đập nhằm phát hiện kịp thời các yếu tố bất thường để ứng phó.

 

(Nguồn:TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đừng để “rung chấn” lớn hơn trong lòng dân

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI