Môi trường » Tiếng ồn
Đắk Lắk: Người dân bức xúc việc nổ mìn thi công kênh dẫn dòng của thủy điện Sêrêpốk 4A
(14:38:06 PM 21/11/2012)
Thợ làm việc tại công trường thuỷ điện Sêrêpốk - Ảnh minh họa
Ngôi nhà mới xây, bỗng dưng xuất hiện nhiều vết nứt lớn ngang dọc trên tường, trần nhà, anh Nguyễn Văn Thịnh (buôn Ea Mar, xã Krông Na) cho biết: ngôi nhà này được gia đình xây dựng và hoàn thành vào tháng 8/2011 với kinh phí 750 triệu đồng. Hơn 3 tháng nay, khi đơn vị thi công kênh dẫn dòng của Nhà máy thủy điện Sêrêpốk 4A liên tục thực hiện nổ mìn thì tường và trần nhà bắt đầu xuất hiện các vết nứt ngang dọc. Cứ sau mỗi lần nổ mìn, lại có thêm vết nứt mới xuất hiện, vôi vữa văng xuống cả nền nhà.
Cũng trong tình trạng như vậy, anh Nguyễn Đình Thịnh bức xúc nói: Họ thường nổ mìn vào tầm 11 giờ trưa và 5 giờ chiều. Mấy lần đầu nổ mìn, khi nhà rung lên bần bật, đứa con nhỏ sợ quá khóc thét, chui tọt xuống gầm giường trốn. Vì sợ nhà sập nên bây giờ hễ nghe tiếng kẻng báo nổ mìn là cả nhà chạy hết ra đường. Thêm dăm bảy lần nổ lớn nữa chắc nhà tôi bị sập mất.
Anh Nô Tam, cán bộ địa chính xã Kông Na cho biết: nhà anh cách công trường nổ mìn hơn 3km nhưng mỗi lần mìn nổ vẫn bị rung lắc dữ dội và bắt đầu xuất hiện vết nứt nhỏ. Mới đây, 17 hộ dân ở buôn Ea Mar đã làm đơn tố cáo việc Công ty TNHH MTV 470 nổ mìn thi công kênh dẫn dòng Nhà máy thủy điện Sêrêpốk 4A làm nhà của họ bị nứt, có nguy cơ bị sập, tính mạng người dân bị đe dọa nghiêm trọng và gây ô nhiễm môi trường. Cùng đi khảo sát hiện trường, anh Nguyễn Văn Duyện, Phó phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Buôn Đôn cho rằng: Do các hộ dân xây nhà không có giấy phép xây dựng nên việc xác định nguyên nhân nứt nhà của các hộ dân nói trên cần phải được các cơ quan chuyên môn, đủ thầm quyền tổ chức giám định.
Ông Phạm Văn Thanh, Phó giám đốc Xí nghiệp 471 – thuộc Công ty TNHH MTV Xây dựng 470, là đơn vị đảm nhận việc thi công đoạn kênh dẫn dòng cho biết: việc nổ mìn của đơn vị thực hiện đúng theo giấy phép của các cơ quan chức năng. Theo đó, lượng thuốc nổ tối đa được phép dùng cho một lần nổ là 1,386 tấn, tuy nhiên từ khi bắt đầu thự hiện nổ mìn đến nay lần nổ lớn nhất công ty cũng chỉ sử dụng lượng thuốc nổ 1,36 tấn, còn thông thường đơn vị chỉ dùng 600 - 800kg cho mỗi lần nổ. Khu vực dân cư cũng nằm ngoài bán kính nguy hiểm cho phép 150m đối với nhà, vật kiến trúc và 200m đối với người. Đơn vị cũng chưa nhận được phản ánh nào từ phía người dân về việc bị nứt nhà từ việc nổ mìn, còn việc bị ô nhiễm là không thể tránh khỏi.
Ông Khuất Văn Sơn, Phó phòng kỹ thuật Công ty CP Thủy điện Buôn Đôn - chủ đầu tư cho rằng: nếu trong quá trình thi công gây thiệt hại cho người dân thì đơn vị thi công phải có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ. Phía chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp tìm hiểu, kiểm tra để có phương án hỗ trợ bồi thường thỏa đáng cho người dân.
Trao đổi với phóng viên, ông Dương Văn Sanh, Phó chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn cho biết: “Lãnh đạo huyện chưa nghe báo cáo về vấn đề này. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra, nếu việc người dân khiếu nại là đúng, chúng tôi sẽ yêu cầu chủ đầu tư phối hợp với đơn vị thi công thực hiện đền bù, hỗ trợ cho người dân theo sự thỏa thuận của các bên”.
Nhà máy thủy điện Sêrêpốk 4A có công suất 64MW, tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng do Công ty CP Thủy điện Buôn Đôn làm chủ đầu tư. Nguồn nước để vận hành tổ máy được lấy trực tiếp từ cửa xả của thủy điện Srêpôk 4 thông qua tuyến kênh dẫn dài gần 9km, đi qua địa phận các xã Ea Wer, Ea Huar và Krông Na của huyện Buôn Đôn.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Đắk Lắk: Người dân bức xúc việc nổ mìn thi công kênh dẫn dòng của thủy điện Sêrêpốk 4A
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- Điểm du lịch rừng dừa nước Bảy Mẫu Hội An "ô nhiễm" bởi tiếng ồn
- TP HCM: Ô nhiễm tiếng ồn và những hệ lụy khó lường
- Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ siết chặt quản lý việc nổ mìn tại các mỏ khai thác đá
- Doanh nghiệp tư nhân Trần Phúc phải tuân thủ nghiêm quy định an toàn khi nổ mìn phá đá
- Đắk Nông: Cần sớm xử lý việc nổ mìn phá đá gây nguy hiểm cho người dân ở xã Đắk R’Moan
- Mệt mỏi với tiếng ồn
- Long An: Đề nghị doanh nghiệp hỗ trợ thỏa đáng diện tích lúa bị thiệt hại do nước xả thải
- Bụi và tiếng ồn "tấn công" TP HCM
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…