»

Thứ ba, 05/11/2024, 03:52:09 AM (GMT+7)

Vụ khối đá 30 tấn ở Đắk Nông: "Chưa giám định đá thì chưa có căn cứ xử lý"

(22:56:48 PM 28/04/2015)
(Tin Môi Trường) - “Viên đá tại Đắk Nông chưa có 1 biên bản giám định nào của các cơ quan chuyên môn xác định đó là đá quý, đá bán quý hay đá thông thường thì chưa có căn cứ để xử lý”.

Đó là ý kiến của luật sư Tạ Quang Tòng - Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Đắk Lắk, liên quan đến đề xuất xử phạt 2 người khai thác khối đá nặng gần 30 tấn 1,1 tỷ đồng về Hành vi khai thác khoáng sản trái phép của Công an tỉnh Đắk Nông.


Vụ[-]khối[-]đá[-]30[-]tấn[-]ở[-]Đắk[-]Nông:[-]"Chưa[-]giám[-]định[-]đá[-]thì[-]chưa[-]có[-]căn[-]cứ[-]xử[-]lý"

Mức đề xuất xử phạt người khai thác hòn đá nặng gần 30 tấn gây nhiều tranh cãi

 

Như đã đưa tin, vụ việc ông Nguyễn Chí Thanh (SN 1981, ngụ xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil, Đắk Nông) có nhu cầu múc hồ tại rẫy để chứa nước tưới cà phê, nên đã thuê Trương Quốc Hảo (SN 1971, ngụ cùng xã) – chủ máy múc đến múc hồ cho gia đình. Trong lúc múc phát hiện khối đá lớn nặng gần 30 tấn nằm ngay dưới hố, sau đó được ông Hảo đề nghị mua nên ông Thanh đã bán với giá 70 triệu đồng, trừ chi phí máy móc ông Thanh chỉ còn được khoảng 30 triệu đồng.

Riêng ông Hảo, sau khi được 1 người phụ nữ ở TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) ngỏ ý mua viên đá trên với giá 140 triệu đồng, thấy có chút lãi nên đã mua lại của ông Thanh và thuê người đến đưa đá lên mặt đất. Trong lúc, tài xế được thuê vận chuyển đá đi từ Đắk Nông sang Đắk Lắk đã bị Công an tỉnh Đắk Nông yêu cầu tài xế xuất trình giấy tờ, tuy nhiên tài xế không có giấy tờ chứng minh nên cả phương tiện và hòn đá được đưa về trụ sở giải quyết.

Vừa qua, Công an tỉnh Đắk Nông đã đề xuất UBND tỉnh tịch thu hòn đá, phạt tài xế vận chuyển hòn đá 35 triệu đồng và đề xuất phạt 2 người khai thác đá là ông Thanh và ông Hảo mỗi người 550 triệu đồng.

Trao đổi với PV , luật sư Tòng - cho biết: Tất cả mọi quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đều có xuất phát phải căn cứ pháp lý. Căn cứ pháp lý trong trường hợp này để xác định việc khai thác, vận chuyển đó là đúng hay sai,  phải xác định hòn đá đó là đá quý, bán quý hay đá thông thường. Nếu đá thông thường thì người khai thác được quyền sử dụng hòn đá đó, nếu là đá quý hay đá bán quý có trong danh mục cấm khai thác vận chuyển của nhà nước thì mới là căn cứ để xử phạt trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

“Viên đá tại Đắk Nông chưa có 1 biên bản giám định nào của cơ quan chuyên môn, xác định rằng đó là đá quý hay đá bán quý thì chưa có căn cứ để xử lý. Quan điểm của tôi nếu có hành vi vi phạm thì hành vi đó phải bị xử lý là đúng, nhưng để có căn cứ xử lý phải căn cứ trên pháp lý không thể theo cảm tính được”, luật sư Tòng nhấn mạnh.

Luật sư Tòng cũng cho rằng, Biên bản giám định phải xác định được hòn đá này là đá gì, tên khoa học là gì, cấu thành vật chất ra sao, có nằm trong danh mục đá quý cấm khai thác không. Và cho biết, hội đồng giám định hòn đá này trước giờ chưa có tiền lệ và cũng chưa có cơ quan chuyên môn, chuyên gia thực sự về lĩnh vực này để giám định về đá hoặc khoáng sản vì vậy việc trưng cầu giám định với hòn đá này trở nên phức tạp.

 “Các nhà địa chất học hàng đầu, hoặc thành viên khoa học của viện Vật lý địa cầu,  chuyên gia hàng đầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường về khoáng sản tham gia vào hội đồng này khi đó mới có quyền giám định hòn đá. Để mời được Hội đồng này từ Hà Nội vào Đắk Nông để giám định thì thực sự rất khó khăn và tốn kém”, luật sư Tòng nhận định.

Đối việc khai thác đá, luật sư Tòng cũng cho rằng cần xác định được mục tiêu chính của những người đã khai thác, có chủ đích khai thác đá hay mục đích chính là đào hồ để lấy nước tưới cà phê thì sẽ bị loại trừ ra khỏi hành vi khai thác khoáng sản và sẽ không chịu mức phạt như vậy.

Trước đó sau đề xuất bị xử phạt, cả ông Thanh và ông Hảo đều lên tiếng cho rằng bản thân là những người dân đi làm tình cờ phát hiện hòn đá, được người khác ngỏ lời mua thấy có ít lời nên đem bán, chứ chủ đích của mình không phải để khai thác đá đi bán, nên mức đề xuất phạt mỗi người 550 triệu đồng là “mức phạt vô lý”.

Trương Nguyễn/DT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vụ khối đá 30 tấn ở Đắk Nông: "Chưa giám định đá thì chưa có căn cứ xử lý"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI