Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng: Chính quyền huyện bất tuân luật pháp
(08:29:31 AM 28/01/2012)
Ngôi nhà của ông Vươn sau khi bị phá sập - Ảnh: H.H. - N.H.K. |
Ông Lê Đức Tiết nói:
- Qua những tài liệu mà chúng tôi có được và về tận nơi tìm hiểu sự việc, chúng tôi cho rằng chính quyền cơ sở ở đây làm việc không căn cứ vào pháp luật. Pháp luật cũng như chính sách của Đảng, Nhà nước đều nhất quán là khuyến khích người dân khai hoang phục hóa, sử dụng đất đai có hiệu quả, làm ích nước lợi nhà. Còn pháp luật về đất đai quy định rõ đối với đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản phải giao 20 năm. Sau thời hạn này, nếu người dân có nhu cầu sử dụng thì được ưu tiên giao lại.
Ông Lê Đức Tiết -Ảnh: LÊ KIÊN |
Chính quyền huyện Tiên Lãng còn nói ông Vươn lấn chiếm đất. Vậy xin hỏi ông Vươn lấn của ai? Đấy là đất chưa sử dụng, ông ấy khai hoang phục hóa, quai đê lấn biển hàng chục năm trời mà bảo là lấn chiếm thì không đúng.
* Sau khi vụ việc bắn lại đoàn cưỡng chế xảy ra ngày 5-1, đại diện các cấp lãnh đạo ở Hải Phòng đưa ra nhiều thông tin rất mâu thuẫn nhau...
"Chính quyền huyện Tiên Lãng thiếu minh bạch và có những hành vi bất tuân pháp luật. Vụ việc nghiêm trọng này cũng là lời cảnh báo về xu hướng chính quyền dùng cưỡng chế để giải quyết công việc". Ông Lê Đức Tiết |
* Thưa ông, đoàn giám sát của MTTQ VN về xã Quang Vinh đã nghe được nhân dân nơi đó nói thế nào về vụ việc này?
- Trong thời gian về tận địa phương tìm hiểu sự việc, đoàn chúng tôi tiếp xúc với 11 người không hẹn trước, trong đó có những đảng viên lão thành, có người nguyên là bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang, có người có đất bị thu hồi, có những người không có liên quan gì... Tất cả họ đều không tán thành với việc làm của chính quyền nơi đây. Người dân cho rằng chính quyền có những xử lý trái đạo lý, trái luật pháp. Có nhiều người nói đây là vụ việc bất bình thường. Cá nhân tôi thấy rằng công tác Đảng, công tác dân vận ở đây không phát huy được tác dụng.
* Theo ông, từ vụ việc ở Tiên Lãng cần rút ra những bài học gì?
- Giữa Đảng, chính quyền và nhân dân cần tăng cường đối thoại để có sự hiểu biết và chia sẻ với nhau. Những người cầm cân nảy mực, công bộc của dân phải được lựa chọn kỹ càng, phải được giám sát chặt chẽ trong quá trình thực thi công vụ, thực thi pháp luật.
Về Đảng cũng vậy, tôi tiếp xúc với ông bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang thấy ông ấy đến nay còn phân biệt giữa dân ngụ cư (ông Vươn) và dân chính cư thì quả là không ổn. Đảng lãnh đạo chính quyền, hơn ai hết phải sâu sát từng vấn đề bức xúc ở địa phương. Các cấp Mặt trận cũng cần phải gần dân hơn nữa, kịp thời có tiếng nói trong những vụ việc bức xúc như vậy.
Cũng qua vụ việc này, tôi thấy chính quyền trong quan hệ với dân vẫn thiên về cưỡng chế, ít thuyết phục. Đây là điều rất đáng lo. Chỉ có hai hộ dân mà sử dụng hàng trăm người với công an, bộ đội, biên phòng đến cưỡng chế rồi coi đó như thắng lợi của một trận đánh thì không đúng. Trung ương cần sớm chấn chỉnh xu hướng này, phải rút kinh nghiệm, không nên để xảy ra tình trạng chính quyền đẩy người dân vào thế đối lập.
* Theo ông, pháp luật về đất đai có nên thay đổi?
- Đây quả là câu chuyện lớn và hệ trọng. Những vấn đề như quyền sở hữu đất đai, thời hạn sử dụng đất... hi vọng sắp tới Quốc hội bàn khi sửa đổi hiến pháp. Tuy nhiên, vụ việc ở Tiên Lãng là vụ việc bất tuân luật pháp.
* Qua việc kiến nghị về vụ án bà Trần Ngọc Sương ở nông trường sông Hậu và sự vào cuộc trong vụ Tiên Lãng, ông nghĩ gì về vai trò của MTTQ VN?
- Việc giám sát sự tuân thủ pháp luật của các cơ quan, các viên chức nhà nước là một trong những chức năng chính của Mặt trận. Thấy sai phải lên tiếng, thấy dân bức xúc hay bị thiệt thòi quyền lợi thì phải bảo vệ dân. Công lý là điều nhân dân khát khao. Thiếu ăn, rách mặc có thể chịu đựng được, nhưng mỗi khi công lý bị chà đạp, bị vi phạm thì lòng dân không yên. Mặt trận giám sát chính quyền không phải là để chống đối chính quyền, mà để phát hiện những đối tượng thoái hóa, sâu mọt trong bộ máy.
Không được bỏ rơi những hoàn cảnh đáng thương
“Ngoài các cụ ở MTTQ VN trên trung ương về thăm hỏi trước tết, không có bất kỳ vị nào đại diện chính quyền hay Mặt trận các cấp ở Hải Phòng đến nhà em trong dịp tết cả, chính quyền ở đây họ lạnh giá lắm anh ạ” - chị Phạm Thị Hiền, em dâu ông Đoàn Văn Vươn (đối tượng bị khởi tố tội giết người trong vụ chống cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng), cho biết như vậy trưa 27-1.
Bình luận về việc này, ông Lê Đức Tiết nói: “Thời điểm chúng tôi đến Tiên Lãng giám sát đã cận tết (26 tết), trong sáu điểm mà tôi có đề nghị trong cuộc làm việc với MTTQ TP Hải Phòng là cần phải xóa bỏ sự nghi kỵ giữa chính quyền và người dân, trước mắt cần quan tâm chăm lo cái tết cho gia đình ông Vươn, nhất là với các cháu nhỏ. Đề nghị như vậy là xuất phát từ đạo lý của dân tộc ta, tết đến đừng bỏ rơi những hoàn cảnh đáng thương. Còn vụ việc chống cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng đúng sai thế nào đã có pháp luật xử lý. Chúng tôi đề nghị như vậy mà họ không thực hiện, không quan tâm gì cả thì thật đáng chê trách”.
Sau khi cưỡng chế thu hồi khu đầm của ông Vươn, chính quyền huyện Tiên Lãng đã giao UBND xã Vinh Quang tiếp quản luôn cả phần đất 21ha không thuộc diện phải cưỡng chế thu hồi (trong đó có khu vực ngôi nhà 2 tầng của gia đình ông Vươn bị đánh sập). Nhưng cho tới sát tết, chính quyền xã Vinh Quang không còn phong tỏa khu vực này nữa. Đến mồng 1 tết (23-1), chị Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) và chị Phạm Thị Hiền (vợ ông Quý) cùng các cháu nhỏ đã ra khu vực này để căng bạt, dựng lều ở tạm. “Tuy ở trong lều giữa trời rất giá rét, nhưng gia đình chúng em cảm thấy rất ấm lòng trước tình cảm của bà con cô bác ở xã Vinh Quang. Nhiều người đã ra thăm hỏi, cho quà chúng em và các cháu. Rất nhiều người ở tận Hà Nội, miền Nam, miền Trung mà chúng em không biết mặt, không biết tên đã gửi quà và tiền giúp gia đình đón tết” - chị Hiền cho hay. LÊ KIÊN |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?