»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:00:28 PM (GMT+7)

Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng: Cách tính thời hạn như thế nào?

(12:46:21 PM 01/02/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Vấn đề tranh cãi chính là ở các thời điểm khác nhau thì hiện trạng của đất cũng khác nhau, kéo theo địa vị pháp lý của khu đất cũng khác nhau.

>>6 vấn đề pháp lý trong vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng

 

Trong khi chính quyền “nhất nhất” muốn đưa các quy định về đất chưa sử dụng (đất bồi ven biển- thời điểm khởi đầu giao đất) để điều chỉnh mỗi quan hệ với khu đất hiện nay (đất nông nghiệp- nuôi trồng thủy sản mà người dân đã đổ công đổ của tạo dựng nên từ đất bãi bồi trong cả chục năm trời).

 

Căn cứ vào các văn bản pháp luật, luật gia - nhà báo Phan Anh Cường đã chỉ rõ một trong những nguyên nhân dẫn đến hậu quả đau lòng của vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng chính là điểm nút sự bất đồng quan điểm giữa chính quyền và người dân.

 

Không thể tuỳ tiện

 

UBND huyện Tiên Lãng tính thời hạn sử dụng đất căn cứ vào quyết định (QĐ) giao đất. Cụ thể, cả với 21ha và cả với 19,3ha, thời hạn là 14 năm tính từ ngày 4.10.1993, tức hết hạn từ ngày 4.10.2007.

Hình[-]ảnh[-]cưỡng[-]chế[-]thu[-]hồi[-]đất[-]của[-]gia[-]đình[-]ông[-]Vươn.[-]Ảnh:[-]V.N.N
Hình ảnh cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Vươn. Ảnh: V.N.N

 

Tôi đồng tình với GS Đặng Hùng Võ về việc lấy mốc bắt đầu tính thời hạn phải tuân theo điều 4 NĐ 64/1993 chứ không thể theo thời hạn ghi trong các QĐ giao đất. Với diện tích 21ha phải lấy mốc từ 15.10.1993 là ngày Luật Đất đai 1993 có hiệu lực; với 19,3ha phải lấy mốc từ ngày có QĐ giao đất là 9.4.1997.

 

Tuy nhiên, điều cần lưu ý là ông Đoàn Văn Vươn có hộ khẩu thường trú tại xã Bắc Hưng cùng huyện Tiên Lãng, đã được giao đủ diện tích trong hạn điền để sử dụng ổn định lâu dài (20 năm) theo Nghị định 64/1993 tại xã Bắc Hưng. Phần diện tích này cho đến nay chưa hề bị thu hồi. Theo điều 5 NĐ 64/1993 thì mức hạn điền đất nông nghiệp tại các tỉnh như Hải Phòng chỉ có tối đa là 2ha.

 

Do vậy, toàn bộ 40,3ha đất mà ông Vươn được giao tại xã Vinh Quang phải được xem là đất vượt hạn mức. Mà đất vượt hạn mức thì thời hạn sử dụng theo khoản 2, điều 67 Luật Đất đai 2003 quy định chỉ có 10 năm: “2. Thời hạn sử dụng đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức do được giao trước ngày 1.1.1999 bằng một phần hai thời hạn quy định tại khoản 1 điều này, sau đó phải chuyển sang thuê đất”.

 

Căn cứ theo quy định của pháp luật, theo chúng tôi thì thời hạn sử dụng 21ha đất là 10 năm, tính từ ngày 15.10.1993, tức đến ngày 15.10.2003 là hết. Thời hạn sử dụng 19,3ha cũng là 10 năm, tính từ ngày 9.4.1997, tức đến 9.4.2007 là hết.

 

Giáo sư Đặng Hùng Võ viện dẫn đến Quyết định 773/1994-TTg ngày 21.12.1994 của Thủ tướng về “Chương trình khai thác, sử dụng đất hoang hoá, bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước ở các vùng đồng bằng” để khẳng định cần áp dụng cho trường hợp của ông Đoàn Văn Vươn mức hạn điền theo Điều 13 là từ 2 đến 10ha.

 

Theo quan điểm của tôi, cách viện dẫn bằng QĐ nêu trên khá khiên cưỡng vì ngay tên gọi của QĐ trên đã thể hiện rằng việc giao đất ở đây chỉ thực hiện theo các dự án trong khuôn khổ một chương trình quốc gia.

 

Các dự án phải được lập, trình, thẩm định, phê duyệt trước khi đưa ra triển khai. Dự án nuôi trồng thủy sản của Tổng đội Thanh niên xung phong Hải Phòng tại khu vực kế bên khu đầm của ông Vươn là một dự án nằm trong chương trình này nhưng đã bị đổ bể.

 

Điểm nút sự bất đồng quan điểm

 

Sau nhiều năm “đánh vật” với biển cả, ông Đoàn Văn Vươn cùng các chủ đầm khác đã biến khu vực bãi bồi ven biển xã Vinh Quang từ đất thuộc nhóm chưa sử dụng trở thành đất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản. Do vậy, UBND huyện Tiên Lãng vẫn muốn mang các quy định đối với nhóm đất chưa sử dụng để điều chỉnh đối với khu đầm vùng Vinh Quang là không phù hợp pháp luật. Đây là điểm nút sự bất đồng quan điểm giữa UBND huyện Tiên Lãng với các chủ đầm.

 

UBND huyện Tiên Lãng quan niệm rằng: Huyện giao đất cho các hộ có thời hạn; khi hết hạn thì huyện có quyền thu hồi và không bồi thường. UBND huyện muốn thu hồi lại toàn bộ diện tích đã giao, sau đó giao cho UBND xã Vinh Quang quản lý. UBND xã Vinh Quang sẽ trực tiếp giao hoặc tổ chức đấu thầu theo các quy định mới: Mỗi hộ được thầu từ 1 hoặc 2ha, tối đa là 5ha và thời hạn tối đa là 5 năm.

 

Các chủ đầm cũ dù được ưu tiên trong đấu thầu, tức là được lựa chọn vị trí trong khu đầm cũ của mình nhưng diện tích tối đa là 5ha, thời hạn tối đa là 5 năm. Ngay từ ngày 1.12.2004 UBND huyện đã có bản kế hoạch số 58/2004 về quy định nói trên.

 

Đặc biệt, ngày 17.10.2008 UBND huyện ban hành quyết định số 3756/QĐ- UB “Về việc ban hành quy định về quản lý sử dụng đất, mặt nước, bãi bồi ven sông, ven biển sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Tiên Lãng” với những quy định trái luật rõ ràng hơn.

 

Các chủ đầm thì muốn tiếp tục được sử dụng toàn bộ diện tích hiện nay với thời hạn 20 năm như quy định trong Luật Đất đai 2003.

 

Quan niệm của UBND huyện là bất hợp lý khi không tính đến công sức đầu tư, khai hoang, lấn biển của các chủ đầm để biến khu vực này từ hoang hóa trở thành đất nuôi trồng thủy sản. Đã là đất nuôi trồng thủy sản thì khu vực này phải được quản lý theo các quy định của Luật Đất đai 2003 về đất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản chứ không thể theo các quy định riêng của thành phố hay của huyện, của xã.

 

Cụ thể, theo khoản 2, điều 67 Luật Đất đai 2003 như trên đã dẫn: “Thời hạn sử dụng đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức do được giao trước ngày 1.1.1999 bằng một phần hai thời hạn quy định tại khoản 1 điều này, sau đó phải chuyển sang thuê đất”. Tức là lẽ ra ông Vươn được chuyển sang hình thức thuê đất từ năm 2003 với 21ha và từ năm 2007 với 19,3ha. Mấu chốt của vụ này nằm tại khoản 1, Điều 67 Luật Đất đai 2003:

 

“Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt”.

 

Nếu UBND huyện Tiên Lãng muốn bảo vệ quyết định thu hồi thì phải chứng minh việc ông Vươn đã vi phạm pháp luật và tại đây việc nuôi trồng thủy sản không còn phù hợp với quy hoạch được duyệt. Nếu ông Vươn, ông Luân cùng các hộ nuôi trồng thủy sản tại đây muốn giữ đầm thì cũng cần trưng ra các chứng cứ rằng mình không vi phạm pháp luật đất đai.   

Luật gia - nhà báo Phan Anh Cường/ Lao động
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng: Cách tính thời hạn như thế nào?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI