»

Thứ sáu, 22/11/2024, 22:34:44 PM (GMT+7)

Vụ “Đà Nẵng dọa kiện Bộ TN&MT”: Bộ TN&MT sẽ giải trình với Thủ tướng

(13:50:47 PM 13/02/2014)
(Tin Môi Trường) - Ngày 12-2, Pháp Luật TP.HCM có bài “Đà Nẵng dọa kiện Bộ TN&MT” phản ánh ý kiến của TP Đà Nẵng cho rằng dự thảo quy trình vận hành liên hồ chứa của Bộ TN&MT vi phạm Luật Tài nguyên nước.

Ảnh minh hoạ IE

 

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Văn Bảy, Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước - Bộ TN&MT phát biểu: Bộ TN&MT đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo của TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, các nhà máy thủy điện và bộ ngành liên quan. Hiện có nhiều ý kiến trái chiều. Bộ sẽ tiếp thu một số góp ý của Đà Nẵng để chỉnh sửa dự thảo. Với các nội dung không tiếp thu, Bộ sẽ có báo cáo giải trình tới Thủ tướng.

“Bộ đang tập trung ghi nhận ý kiến, tính toán các phương án phù hợp thực tế để báo cáo Thủ tướng. Việc Đà Nẵng muốn khởi kiện không có vấn đề gì. Trách nhiệm của chúng tôi là phải làm theo đúng luật” - ông Bảy nói.

Về vấn đề này, TS Đào Trọng Tứ - chuyên gia mạng lưới sông ngòi Việt Nam, cho hay xây dựng thủy điện chắc chắn sẽ tác động đến nguồn nước, làm biến đổi dòng chảy, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân vùng hạ du. Vì thế khi đưa ra quy trình vận hành hồ chứa, các cơ quan quản lý cần đặt lợi ích của người dân trên hết.

“Dự thảo quy trình vận hành liên hồ chứa A Vương, Đăk Mil 4 và Sông Tranh 2 đang ở giai đoạn lấy ý kiến, chưa thể kết luận đúng sai giữa các bên. Ý kiến của Đà Nẵng là hợp lý, Bộ TN&MT có trách nhiệm xem xét các số liệu có chính xác hay không. Trong quá trình xây dựng quy chế, các bên phải tìm ra giải pháp để bảo đảm quyền lợi chung, nếu không sẽ xảy ra xung đột lợi ích. Câu chuyện Đà Nẵng là một ví dụ” - ông Tứ nêu quan điểm.           

Bộ Công Thương: Chưa có cơ sở đòi thủy điện bồi thường

Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam ngày 12-2 cho biết: Bộ Công Thương vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri về việc điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.

Trong văn bản, Bộ Công Thương cho rằng khi xảy ra trận lũ lịch sử từ ngày 14 đến 16-11-2013, việc vận hành các hồ chứa thủy điện lớn ở Quảng Nam đã thực hiện đúng quy trình được phê duyệt. Các thủy điện này không gây thêm lũ cho hạ du mà còn góp phần giảm lượng nước lũ về vùng hạ du trên các sông. Do vậy, chưa có cơ sở để xem xét trách nhiệm hay buộc các nhà máy thủy điện bồi thường thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.

Được biết trận lũ trên đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Quảng Nam với năm người chết, hơn 77.700 ngôi nhà bị ngập; 935 con gia súc và 23.750 con gia cầm bị lũ cuốn trôi… Thiệt hại ước tính lên tới hàng trăm tỉ đồng.

(Theo Pháp Luật TP HCM)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vụ “Đà Nẵng dọa kiện Bộ TN&MT”: Bộ TN&MT sẽ giải trình với Thủ tướng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI