»

Thứ sáu, 01/11/2024, 20:42:50 PM (GMT+7)

Vụ “bắt giam hòn đá” ở Gia Lai: Thương lượng bất thành

(11:30:55 AM 29/12/2013)
(Tin Môi Trường) - Đại diện UBND huyện Chư Sê đã đưa ra mức hỗ trợ là 20 triệu đồng gồm: chi phí đào cục đá 7 triệu đồng; phí vận chuyển cục đá 5 triệu đồng; chi phí khác 8 triệu đồng.

Ngày 27/12, tại trụ sở UBND huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), UBND huyện Chư Sê đã tiến hành buổi thương lượng với bà Trần Thị Sắc, chủ nhân cục đá bị “bắt giam”.

Trước đó, tại phiên tòa phúc thẩm ngày 17/12/2013, đại diện UBND huyện này đã xin tạm hoãn phiên tòa để thương lượng.





Hòn đá được trưng bày tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP Pleiku, Gia Lai)


Tại buổi thương lượng, ông Nguyễn Đình Viên, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chư Sê, người được ông Nguyễn Hồng Linh, Chủ tịch UBND huyện này ủy quyền, thay mặt UBND huyện Chư Sê đã đưa ra mức hỗ trợ là 20 triệu đồng gồm: chi phí đào cục đá 7 triệu đồng; phí vận chuyển cục đá 5 triệu đồng; chi phí khác 8 triệu đồng.

Tuy nhiên, bà Trần Thị Sắc đã không chấp nhận, do ông Nguyễn Hồng Linh, Chủ tịch UBND huyện Chư Sê, người ký quyết định tịch thu cục đá của bà, đã không có mặt. Đồng thời, bà Sắc cũng không chấp nhận mức hỗ trợ do vị đại diện UBND huyện này đưa ra và giữ quan điểm yêu cầu UBND huyện Chư Sê phải thu hồi quyết định số 17/QĐ-UBND ngày 30/5/2012, trả lại cục đá cho bà, đồng thời phải bồi thường danh dự, nhân phẩm và công khai xin lỗi trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc họp dân để xin lỗi với sự hiện diện của đầy đủ hệ thống chính trị của địa phương nơi bà đang sinh sống.

Buổi thương lượng đã không thành, bà Trần Thị Sắc còn đề nghị thêm, nếu UBND huyện Chư Sê có thiện chí muốn thương lượng lần 2, phải có mặt ông Nguyễn Hồng Linh, Chủ tịch UBND huyện, thời gian chậm nhất trước Tết Dương lịch 2014.

Trước đó, bà Sắc đã thuê máy đào ao lấy nước tưới và phát hiện một hòn đá lớn. Bà Sắc đã đưa hòn đá về nhà người quen cùng xã để lau chùi, đánh bóng nhằm trưng bày trong gia đình. Đoàn cán bộ liên ngành huyện Chư Sê đã đến lập biên bản tịch thu hòn đá mà không nêu rõ lý do.

Ngày 30/5/2012, ông Nguyễn Hồng Linh-Chủ tịch UBND huyện Chư Sê đã ký Quyết định số 17/QĐ-UBND xử phạt hành chính bà Sắc 2 triệu đồng về hành vi “vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp” và tịch thu hòn đá. Sau đó chính quyền huyện Chư Sê đã cho làm một lồng sắt lớn để...giam hòn đá tịch thu một thời gian dài.

Bà Sắc đã gửi đơn khởi kiện vụ án hành chính đến TAND huyện Chư Sê, đề nghị tòa án tuyên huỷ QĐ số 17 của UBND huyện Chư Sê và trả cục đá nêu trên cho bà.

(Theo PNO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vụ “bắt giam hòn đá” ở Gia Lai: Thương lượng bất thành

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI