Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Việt Nam ủng hộ quốc tế hoá vấn đề Biển Đông
(16:11:00 PM 23/11/2012)
Nhật báo The Cambodia Daily ngày 21.11 cho biết, bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tuyên bố: chủ quyền lãnh hải liên quan đến bốn nước của ASEAN – là Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei – tranh chấp với Trung Quốc là một mối quan tâm quốc tế và lợi ích quốc tế, vì đang có những lo ngại về tự do hàng hải và duy trì ổn định trong khu vực. Nhật báo này trích lời ngoại trưởng Phạm Bình Minh: “Thứ nhất là tranh chấp lãnh thổ, thứ hai là hoà bình và ổn định trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng nếu có bất cứ chuyện gì xảy ra trên Biển Ðông, và thứ ba là các tuyến giao thông hàng hải. Nếu nhìn vào chừng ấy bối cảnh, chúng ta có thể nhận thấy bản thân Biển Đông đã là một vấn đề quốc tế”.
Ông Ôn Gia Bảo là lãnh đạo duy nhất được người dân vẫy banner chào mừng khi đến dự hội nghị EAS-7 vừa qua tại cổng đến sân bay. Ảnh: internet |
Nhiều thành viên ASEAN không đồng ý với Campuchia
Theo ghi nhận của hãng Chanel News Asia (Singapore), Philippines là quốc gia đầu tiên phủ nhận kết luận sai sự thật của nước chủ nhà Campuchia, tuyên bố rằng cả mười thành viên ASEAN từ nay sẽ không quốc tế hoá vấn đề Biển Đông. Sau Philippines, các nước Việt Nam, Brunei, Indonesia và Singapore cũng lần lượt cho Campuchia biết rõ lập trường của mình. Đối với báo chí quốc tế, tiến trình thảo luận trong những ngày qua tại ASEAN đã cho thấy Campuchia một lần nữa lại lợi dụng vai trò chủ tịch để áp đặt các quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông lên các thành viên trong hiệp hội.
Bài bình luận trên tờ The Manila Times ngày 21.11 đòi ASEAN nên có hành động thích đáng với Campuchia, khi nước này thông báo là các thành viên ASEAN đã đồng ý không quốc tế hoá vấn đề Biển Đông tại hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc diễn ra ngày 19.11 ở Phnom Penh. Điều tệ hơn nữa, Campuchia lại là nước chủ nhà của Thượng đỉnh ASEAN lần này. Bài bình luận viết tiếp: Campuchia có hai lựa chọn, hoặc Trung Quốc, hoặc là một quốc gia độc lập trong Cộng đồng ASEAN. Nếu nước này không thể thoát khỏi mối quan hệ quá lệ thuộc vào Trung Quốc thì tốt hơn hết nên rời khỏi ASEAN.
Philippines là nước lớn tiếng nhất trong các cáo buộc sự bất nhất của Campuchia. Chưa kịp họp xong EAS, ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario mang một tuyên bố ra khỏi phòng họp tìm đến phóng viên báo chí. Trong tuyên bố lần này, Philippines kêu gọi tất cả các bên tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của tất cả các quốc gia ven biển, không phân biệt kích thước hoặc sức mạnh hải quân; tôn trọng và thực hiện luật biển năm 1982 và các công ước quốc tế, phản bác việc Campuchia tuyên bố ASEAN đã thống nhất không quốc tế hoá vấn đề Biển Đông.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết, Philippines sẽ chủ trì cuộc họp bốn bên cùng với các quốc gia Đông Nam Á về vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông vào tháng tới. Theo đó, các thứ trưởng, ngoại trưởng của Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines sẽ gặp nhau ở Manila ngày 12.12. Ngoại trưởng Philippines cho biết đây chính là một phần trong nỗ lực của nước này thúc đẩy các nước tìm giải pháp đa phương cho vấn đề tranh chấp. Cũng theo ngoại trưởng Rosario, đề nghị về cuộc họp bốn bên đã được Philippines đưa ra từ năm ngoái, nhằm chống lại đề nghị của Trung Quốc là giải quyết song phương với từng quốc gia có tranh chấp.
ASEAN thiếu tiếng nói thống nhất, chưa thể làm việc với Trung Quốc
Về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, từ lâu nay, ASEAN vẫn thảo luận với Trung Quốc về một bộ Quy tắc ứng xử (COC), nhằm ngăn ngừa các sự cố liên quan đến đánh cá, khai thác dầu khí và lưu thông hàng hải biến thành xung đột quân sự. Nhưng trong các hội nghị cấp cao vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã nhắc lại lập trường của Bắc Kinh là không muốn vấn đề tranh chấp lãnh hải Biển Đông bị “quốc tế hoá” và đem ra thảo luận tại các diễn đàn khu vực. Hoa Kỳ, ngược lại ủng hộ một giải pháp đa phương cho vấn đề Biển Đông, để giải quyết những tranh chấp trong một vùng mà kể từ nay có ý nghĩa chiến lược đối với Washington.
Trước đó, lãnh đạo các nước Đông Nam Á cũng đã kết thúc ASEAN21 trong khi bất đồng quan điểm về các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Philippines đã chính thức phản đối nước chủ nhà Campuchia, cho rằng Phnom Penh, dưới sự thao túng của Trung Quốc, đã tìm cách gây cản trở thảo luận về vấn đề Biển Đông khi các lãnh đạo ASEAN họp tại Phnom Penh cuối tuần qua. Vấn đề Biển Đông đã không được nêu lên trong bản tuyên bố kết thúc hội nghị thượng đỉnh dài 11 trang, do Thủ tướng Hun Sen đọc. Đây là một thắng lợi của Trung Quốc, vốn vẫn tìm cách gạt vấn đề này ra khỏi chương trình nghị sự chính thức.
Chuyên gia hàng đầu về Đông Nam Á David Brown tham dự hội thảo quốc tế lần thứ tư tại TP.HCM bày tỏ sự thất vọng, vì một lần nữa cho thấy ASEAN đã không có khả năng kiến tạo được một nền tảng cho đối thoại mang tính xây dựng. Theo ông Brown, nhiều người hiểu được mong ước của ASEAN là muốn giữ được vai trò trung tâm, nhưng cản trở lớn nhất chính là cách hành xử không hợp lý của Trung Quốc. Đã đến lúc ASEAN nên ngồi lại với nhau, sử dụng luật quốc tế để giải quyết các vấn đề về chủ quyền và hàng hải giữa họ với nhau, rồi sau đó cùng nhau làm việc với Trung Quốc trên cơ sở vững chắc ấy.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?